6 cách trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả nhất

Tổng hợp 6 cách trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả nhất

5 phút đọc
Xem thêm

Tuổi dậy thì là giai đoạn mà bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua. Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có nhiều sự thay đổi và làn da có thể sẽ xuất hiện mụn. Vậy có những loại mụn nào thường gặp ở tuổi dậy thì? Nguyên nhân gây mụn do đâu? Bài viết sau của Eucerin sẽ giúp bạn giải đáp tường tận những thắc mắc này đồng thời hướng dẫn cách trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Peel da trị mụn là gì? Có tốt không? Nên Peel da trị mụn không?

 

Mụn là gì? Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì

Mụn là bệnh lý mạn tính của da, thường xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì, từ 13-18 tuổi. Mụn có thể tự hết sau khi bước qua tuổi dậy thì, tuy nhiên nếu mụn không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm, tái phát nhiều lần và để lại những tổn thương trên da như sẹo mụn, vết thâm, gây mất thẩm mỹ.

Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì

Mụn - tình trạng thường gặp ở tuổi dậy thì (Nguồn: Internet)

Để có cách trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả, trước tiên bạn cần xác định chính xác loại mụn đang gặp phải. Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì bao gồm:

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là những lỗ chân lông bị bít tắc trên da. Nguyên nhân gây mụn là do bụi bẩn, tế bào chết, dầu thừa, vi khuẩn tích tụ lại bên trong lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí, hỗn hợp này sẽ bị oxy hóa và có màu đen. Mụn đầu đen là loại mụn phổ biến của tuổi dậy thì, mụn xuất hiện nhiều trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Một số trường hợp khác, mụn đầu đen xuất hiện ở lưng, cổ, vai, ngực, cánh tay,...

>>> Xem thêm Quy trình các bước skincare cho da dầu mụn ngày và đêm hiệu quả

Mụn đầu đen tuổi dậy thì

Mụn đầu đen tuổi dậy thì (Nguồn: Internet)

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hình thành do bã nhờn kết hợp tế bào chết làm bịt kín lỗ chân lông. Nhân mụn nằm phía trong lỗ chân lông, không lộ ra ngoài nên có màu trắng, nhân mụn cứng. Mụn đầu trắng không sưng đỏ, những nốt mụn gồ lên trên bề mặt da, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi sờ bằng tay, bạn có thể dễ dàng nhận thấy bề mặt da sần sùi, thô ráp.

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng có thể nhận biết khi sờ lên da (Nguồn: Internet)

Mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ xuất hiện trên da thường là do mụn đầu đen, mụn đầu trắng bị viêm và chuyển sang mụn đỏ, hơi sưng, thậm chí có cảm giác hơi đau khi sờ vào. Mụn sưng đỏ nên khó nhận diện nhân mụn và việc lấy nhân mụn cũng rất khó khăn. Mụn trứng cá đỏ biến chứng có thể gây ra mụn bọc, mụn nang, rất nguy hiểm cho da. Nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ có thể là do dầu thừa, vi khuẩn, căng thẳng, stress,...

Mụn trứng cá đỏ ở tuổi dậy thì

Mụn trứng cá đỏ ở tuổi dậy thì (Nguồn: Internet)

Mụn mủ

Mụn mủ là một dạng mụn viêm, giống như mụn đầu trắng bị sưng, xung quanh vết sưng có màu đỏ. Vết sưng thường chứa mủ trắng hoặc vàng, gây đau nhức. Đây là mụn ở mức độ nặng và bạn không nên tự ý chích lấy nhân mụn khi mụn chưa già cồi để tránh gây sẹo hoặc vết thâm.

Mụn mủ thường xuất hiện ở tuổi dậy thì

Mụn mủ xuất hiện ở tuổi dậy thì (Nguồn: Internet)

Mụn bọc

Mụn bọc là mụn phổ biến ở tuổi dậy thì, xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân xuất hiện mụn do bã nhờn tiết ra nhiều kết hợp với bụi bẩn tích tụ trên da tạo thành các ổ vi khuẩn gây mụn, bên cạnh đó là thói quen sờ nặn mụn, sử dụng rượu bia,... Trong các loại mụn, mụn bọc có kích thước lớn nhất, đây là loại mụn viêm, sưng đỏ, có mủ, gây đau nhức. Mụn bọc sau khi lành có thể sẽ để lại sẹo lõm trên da do sự viêm nhiễm đã thâm nhập sâu vào dưới tế bào da.

Mụn bọc là loại mụn khó điều trị

Mụn bọc mủ là loại mụn khó điều trị (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi dậy thì

  • - Quy trình vệ sinh da kém: Làm sạch da mặt đúng cách đóng vai trò quan trọng trong điều trị mụn. Nếu làn da không được vệ sinh sạch sẽ thì lớp cặn trang điểm, bụi bẩn sẽ không được loại bỏ hoàn toàn mà tích tụ bên trong lỗ chân lông gây bít tắc, viêm nhiễm và hình thành mụn.
  • - Tăng hormone androgen: Ở tuổi dậy thì, cơ thể sẽ tăng hormone androgen, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Bã nhờn tiết quá nhiều làm bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.Acnes sinh sôi, phát triển gây mụn.
  • - Dị ứng mỹ phẩm: Hiểu biết về mỹ phẩm cũng như cách sử dụng mỹ phẩm ở tuổi dậy thì còn nhiều hạn chế. Vì thế, nếu sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da có thể sẽ gây dị ứng, kích ứng, làm da mỏng và suy yếu, mụn mọc không kiểm soát.
  • - Chế độ sinh hoạt không khoa học: Tuổi dậy thì thường có xu hướng thức khuya, ít vận động, kết hợp với việc học hành căng thẳng gây r. Bên cạnh đó, thói quen ăn thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ cay nóng,... làm tăng phản ứng viêm của da, khiến mụn xuất hiện nhiều hơn.
  • - Rối loạn nội tiết tố: Bước vào tuổi dậy thì, nội tiết tố bên trong cơ thể bị rối loạn, tăng sinh hormone sinh dục. Sự thay đổi bất thường này khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Dầu nhờn tiết ra nhiều kết hợp với các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

Nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân nào gây mụn tuổi dậy thì? (Nguồn: Internet)

Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì

Sử dụng Benzoyl Peroxide và Acid Salicylic

  • - Benzoyl Peroxide: Đây là hoạt chất có tác dụng tẩy sạch tế bào chết, loại bỏ dầu thừa, làm thông thoáng lỗ chân lông và triệt tiêu vi khuẩn gây mụn. Hoạt chất này thường được dùng để điều trị mụn ở mức độ nặng. Tùy thuộc vào tính trạng mụn cũng như tính chất của da mà nồng độ benzoyl peroxide sử dụng là 2%, 5% hoặc 10%.
  • - Acid Salicylic: Cách trị mụn tuổi dậy thì bằng acid salicylic cũng rất hiệu quả nhờ tác dụng điều tiết lượng dầu trên da, loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Bên cạnh đó, acid salicylic còn có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, giúp cồi mụn nhanh khô.

Dùng retinol

Retinol là thành phần dẫn xuất từ vitamin A, có tác dụng làm thông các ống dẫn dầu bị tắc, loại bỏ tế bào sừng, giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn tái phát. Ngoài ra, sử dụng retinol để trị mụn còn hạn chế được vết thâm, sẹo mụn. Tuy nhiên, khi áp dụng cách trị mụn tuổi dậy thì này bạn cần hết sức cẩn trọng bởi retinol có thể làm tăng độ nhạy cảm của da khi tiếp xúc với ánh nắng.

Cách trị mụn tuổi dậy thì bằng retinol

Cách trị mụn tuổi dậy thì bằng retinol (Nguồn: Internet)

Sử dụng kháng sinh dạng bôi hoặc uống

Một cách trị mụn tuổi dậy thì khác là sử dụng kháng sinh dạng bôi hoặc uống. Kháng sinh dạng bôi thường có chứa Clindamycin, Erythromycin,... Kháng sinh đường uống có thể là Tetracycline. Những loại thuốc này sẽ giúp tiêu diệt, chống lại vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng,... Thế nhưng, cách này chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liệu trình điều trị phù hợp. Nếu lạm dụng kháng sinh trong điều trị mụn có thể gây nên nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.

Không nên tự ý nặn mụn

Nguyên tắc chung khi điều trị mụn là không nên tự ý nặn mụn, với mụn tuổi dậy thì cũng vậy. Nặn mụn không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh sẽ gây viêm nhiễm, lây lan vi khuẩn, khiến mụn xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, tự ý nặn mụn còn có thể gây sẹo vĩnh viễn trên da.

Có quy trình chăm sóc da hợp lý

Chăm sóc da theo một quy trình hợp lý, khoa học cũng là một cách trị mụn tuổi dậy thì. Với da mụn, bạn nên tuân thủ các bước chăm sóc da như sau: Làm sạch da đúng cách, sử dụng Toner, bôi thuốc trị mụn, thoa kem dưỡng ẩm, thoa kem chống nắng. Tất nhiên, các sản phẩm chăm sóc da và điều trị mụn cần đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ và phù hợp với làn da.

Quy trình chăm sóc da mụn tuổi dậy thì

Chăm sóc da tuổi dậy thì cần được thực hiện đúng cách (Nguồn: Internet)

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Cách trị mụn tuổi dậy thì nếu chỉ tác động bên ngoài thôi thì chưa đủ mà cần chăm sóc da khỏe mạnh từ bên trong. Vì thế, bạn hãy bắt đầu thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học như: tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế tinh bột, đường, uống đủ nước, không nên sử dụng các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích,...

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho da mụn

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho da mụn (Nguồn: Internet)

Một số sai lầm khiến mụn dậy thì nghiêm trọng hơn

Dùng tay nặn mụn

Cách trị mụn tuổi dậy thì không mang lại hiệu quả, thậm chí khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn đó là dùng tay để nặn mụn. Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nên khi nặn mụn rất dễ gây viêm, khiến vi khuẩn gây mụn hoạt động mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, tự ý nặn mụn bằng tay không loại bỏ hết nhân mụn sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.

Dùng tay nặn mụn là nguyên nhân khiến mụn nghiêm trọng hơn

Không dùng tay để nặn mụn (Nguồn: Internet)

Chà xát mạnh lên vùng da bị mụn

Da bị mụn rất nhạy cảm, vì thế hành động chà xát mạnh lên da khi rửa mặt, lau mặt đều khiến da bị tổn thương, kích ứng, gây viêm khiến tình trạng mụn trở nặng. Vì thế, bất kỳ một tác động nào trên da mặt đều được thực hiện một cách nhẹ nhàng.

Sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng

Cách trị mụn tuổi dậy thì sẽ không mang lại hiệu quả nếu bạn vẫn sử dụng những sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Những sản phẩm này có thể có chứa chất tẩy, hóa chất, thành phần gây kích ứng da khiến da trở nên yếu hơn, dễ hình thành mụn. Vì thế, độ tuổi dậy thì cần được bổ sung kiến thức chăm sóc da cũng như định hướng sử dụng sản phẩm chất lượng, phù hợp, an toàn với làn da.

Nên sử dụng mỹ phẩm chất lượng

Nên sử dụng mỹ phẩm chất lượng cho da (Nguồn: Internet)

Mẹo dưỡng da trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Làm sạch da

Làm sạch da là mẹo đơn giản nhưng cũng là quan trọng nhất trong cách trị mụn tuổi dậy thì. Da mặt được làm sạch sẽ hạn chế dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết tích tụ, ngăn ngừa mụn. Để làm sạch da, bạn nên rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt phù hợp, không rửa mặt quá nhiều, tránh chà xát mạnh khiến da bị khô, tổn thương và dễ nổi mụn.

Làm sạch da giúp ngăn ngừa mụn tuổi dậy thì

Làm sạch da giúp ngăn ngừa mụn tuổi dậy thì (Nguồn: Internet)

Sử dụng thuốc đặc trị

Với trường hợp mụn nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn loại thuốc đặc trị phù hợp. Quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn, không làm dụng thuốc, không tự ý mua thuốc để da không bị mụn nặng hơn cũng như tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Dùng kem dưỡng ẩm

Trong khi thực hiện cách trị mụn tuổi dậy thì, thoa kem dưỡng ẩm cũng là một bí quyết chăm sóc da mụn mà bạn nên ghi nhớ. Kem dưỡng ẩm ngoài tác dụng bổ sung độ ẩm cần thiết cho da, tránh khô da thì còn có vai trò kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn. Ngoài ra, một số kem dưỡng ẩm còn chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu da mụn, thúc đẩy hoạt tính của một số hoạt chất trị mụn,...

Dùng kem dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm vừa giúp chăm sóc da vừa hỗ trợ điều trị mụn tuổi dậy thì (Nguồn: Internet)

Uống nhiều nước

Nước giúp tăng cường độ ẩm cho da, giảm tiết dầu, từ đó giúp điều trị mụn hiệu quả, ngăn ngừa mụn tái phát. Hơn nữa, uống nhiều nước còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mụn.

 

Làn da mụn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý tuổi dậy thì, khiến bạn cảm thấy e ngại, tự ti, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống và học tập. Vậy nên, bước vào tuổi dậy thì bạn cần biết cách chăm sóc da, áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để ngăn ngừa mụn. Nếu không may bị mụn, bạn cũng đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng ngay những cách trị mụn tuổi dậy thì mà Eucerin đã chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn sẽ sớm lấy lại được sự tự tin với làn da khỏe đẹp, đầy sức sống.

 

Tìm đại lý bán lẻ