nám da mặt vùng má

Nám da mặt vùng má: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm, hiệu quả

5 phút đọc
Xem thêm

Nám da mặt vùng má là tình trạng nám da phổ biến, xảy ra với rất nhiều người. Vết nám nếu không được điều trị sẽ ngày càng trở nên đậm màu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý. Để rõ hơn về nám da mặt vùng má, biểu hiện, cách điều trị cũng như phòng ngừa nám, mời bạn hãy theo dõi ngay bài viết này của Eucerin.

Những điều cần biết về nám da mặt vùng má

 

Nám da là gì?

Nám da mặt vùng má là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của nám da. Đó là tình trạng da xuất hiện những đốm, mảng có màu nâu vàng đến nâu đậm. Bản chất của sự hình thành những vết nám trên da đó chính là do sắc tố melanin sản sinh quá mức ở lớp đáy và trung bì của da. Nám da dễ xuất hiện và biểu hiện rõ hơn ở những người có làn da trắng mịn và mỏng. Vết nám nếu không được chữa trị kịp thời sẽ trở nên sậm màu hơn, lan rộng ra vùng da xung quanh. Quá trình điều trị sau này cũng sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Nám da mặt vùng má là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của nám da. Đó là tình trạng da xuất hiện những đốm, mảng có màu nâu vàng đến nâu đậm. Bản chất của sự hình thành những vết nám trên da đó chính là do sắc tố melanin sản sinh quá mức ở lớp đáy và trung bì của da. Nám da dễ xuất hiện và biểu hiện rõ hơn ở những người có làn da trắng mịn và mỏng. Vết nám nếu không được chữa trị kịp thời sẽ trở nên sậm màu hơn, lan rộng ra vùng da xung quanh. Quá trình điều trị sau này cũng sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Nám da mặt vùng má rất dễ gặp ở nhiều người

Nám da mặt vùng má rất dễ gặp ở nhiều người (Nguồn: Internet)

 

Cách nhận biết nám da mặt?

Nám da mặt, tàn nhang hay đồi mồi đều có biểu hiện là xuất hiện những đốm sẫm màu trên da khiến bạn dễ nhầm lẫn. Để nhận biết nám da mặt, bạn có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu sau:

  • - Trên da xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu nâu vàng đến đậm màu. Đặc biệt, những đốm nám thường sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như gò má, trán, hai bên mắt,...
  • Nám trên da có màu sắc không đồng nhất. Khi ra ngoài trời nắng, các đốm nám thường sẽ trở nên đậm màu hơn.

Nám da mặt vùng má với sự xuất hiện của những đốm, mảng nám trên da

Nám da mặt vùng má với sự xuất hiện của những đốm, mảng nám trên da (Nguồn: Internet)

 

Tại sao bị nám da mặt vùng má?

Nám da mặt vùng má thường dễ gặp hơn nám ở những vùng da khác. Vậy, đâu mới là nguyên nhân gây nám trên da?

  • Di truyền: Nguyên nhân bị nám da mặt vùng má không thể bỏ qua yếu tố di truyền bởi theo nhiều kết quả nghiên cứu thì có khoảng 50% người bị nám là do nguyên nhân này. Cụ thể, nếu trong gia đình có bố mẹ bị nám thì xác suất còn bị nám cũng sẽ cao hơn.
  • Rối loạn sắc tố melanin: Melanin là sắc tố quy định màu da và tóc của cơ thể. Vì thế, nếu bị rối loạn sắc tố melanin thì sắc tố trên da cũng sẽ trở nên bất thường, khiến da không đều màu và biểu hiện dễ thấy nhất chính là nám da.
  • Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố thay đổi, mất cân bằng cũng kích thích sự tổng hợp melanin gây nám da mặt vùng má. Bởi vậy, những người mang thai, vừa sinh con hay những người đang ở giai đoạn tiền mãn kinh thường có nguy cơ bị nám cao hơn.
  • Ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời chứa tia UV. Sau khi tác động lên da, tế bào da sẽ ngay lập tức phản ứng lại bằng cách tăng sắc tố melanin. Khi sắc tố melanin sản sinh quá mức sẽ gây nám da mặt vùng má và nhiều vùng da khác.
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Mỹ phẩm kém chất lượng sẽ khiến da bị bào mòn, kích ứng, nhạy cảm hơn với ánh nắng. Lúc này, da sẽ tự bảo vệ bằng cách sản sinh sắc tố melanin, làm xuất hiện các vết nám trên da.
  • Bệnh lý của cơ thể gây biến chứng: Nếu cơ thể mắc các bệnh như viêm cổ tử cung, sốt rét, bệnh về gan, bệnh da liễu,.... thì sẽ làm tăng nguy cơ bị nám da mặt vùng má.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được đề cập ở trên, nám da mặt vùng má xuất hiện còn do nhiều nguyên nhân khác như tác động của môi trường bị ô nhiễm, căng thẳng, stress, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học,...

Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây nám ở vùng má

Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây nám ở vùng má (Nguồn: Internet)

 

Các loại nám da

Tương tự nám da nói chung, nám da mặt vùng má được phân thành 3 loại. Cụ thể như sau:

  • Nám mảng: Nám mảng có chân nám nằm ở lớp biểu bì của da. Đặc điểm của nám là xuất hiện từng mảng trên da với màu sắc tương đối nhạt. Nguyên nhân hình thành nám chủ yếu là do tác động của ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng mỹ phẩm chất lượng kém,... Trong tất cả các loại nám thì nám mảng được đánh giá là loại nám dễ điều trị nhất.
  • Nám sâu: Nám sâu có chân nám ăn sâu vào lớp hạ bì của da nên rất khó điều trị. Quá trình điều trị nám sâu thường kéo dài và gần như chỉ khắc phục được 80% tình trạng nám. Đặc điểm nhận dạng nám sâu là vùng da xuất hiện từng đốm nhỏ sẫm màu. Nguyên nhân gây nám sâu thường là do thay đổi nội tiết hoặc di truyền.
  • Nám hỗn hợp: Nám hỗn hợp có nghĩa là trên da xuất hiện đồng thời nám mảng và nám sâu. Điều trị nám hỗn hợp rất phức tạp, cần kết hợp 2 cách điều trị 2 loại nám nói trên.

 

Cách chữa trị nám da mặt vùng má hiệu quả

Điều trị nám da mặt vùng má là cả một quá trình mà bạn cần phải hết sức kiên trì. Hiện nay, một số phương pháp tẩy trắng da có thể loại bỏ nhanh những vết nám nhưng cách này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, nám dễ tái phát. Thậm chí, nếu bạn lạm dụng phương pháp này sẽ khiến da bị tổn thương, nám da trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Cách chữa trị nám da mặt vùng má hiệu quả

Cách chữa trị nám da mặt vùng má hiệu quả (Nguồn: Internet)

Vì thế, để loại bỏ hoàn toàn những vết nám, bạn nên áp dụng những phương pháp điều trị khoa học. Sau đây là một số cách điều trị hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng:

  • Điều trị nám bằng kem bôi ngoài da: Một số loại kem có chứa các thành phần như hydroquinone 2-4%, axit azelaic, tretinoin, niacinamide, vitamin C,... đều có tác dụng làm mờ nám. Tuy nhiên, để tránh gây kích ứng da, bạn cần sử dụng với liều lượng phù hợp. Trong đó, thành phần corticosteroid cũng có tác dụng làm mờ nám nhưng có thể làm mỏng da, teo da.
  • Điều trị nám da mặt vùng má bằng phương pháp lột bỏ sắc tố: Phương pháp sử dụng các loại kem bôi có chứa acid như salicylic acid hoặc alpha hydroxy acid để tác động lên da, loại bỏ lớp da cũ, tái tạo làn da mới sáng mịn, mờ nám. Ngoài ra, sử dụng retinoids để bôi ngoài da cũng giúp điều trị nám nhưng lại gây ra nhiều phản ứng phụ, không sử dụng được cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.
  • Điều trị nám bằng ánh sáng cường độ cao: Tác động của ánh sáng cường độ cao sẽ loại bỏ sắc tố melanin tích tụ dưới da, làm mờ vết nám da mặt vùng má. Thời gian điều trị nám bằng phương pháp này có thể kéo dài từ 10 - 20 tuần. Tuy nhiên, sau điều trị nếu làn da tiếp xúc với ánh nắng hoặc cơ thể bị rối loạn nội tiết tố thì vết nám vẫn có nguy cơ tái phát.
  • Sử dụng mỹ phẩm điều trị nám: Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu mỹ phẩm đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm trị nám, làm trắng da. Thế nhưng, khi lựa chọn bất kỳ một sản phẩm nào đó bạn cần tìm hiểu kỹ, nên chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, của thương hiệu uy tín như Eucerin là một gợi ý.

 

Cách ngăn ngừa nám da mặt vùng má hiệu quả

Điều trị nám da mặt vùng má chưa bao giờ là dễ dàng với nhiều người. Thậm chí, quá trình điều trị có thể sẽ rất mất thời gian và tốn nhiều chi phí. Vì thế, ngay từ bây giờ, bạn cần chủ động ngừa nám xuất hiện bằng những gợi ý sau:

  • - Chăm sóc da đúng cách: Để ngăn ngừa nám da mặt vùng má, làn da cần được vệ sinh, làm sạch bằng sữa rửa mặt và nước tẩy trang mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cần sử dụng kem dưỡng, mặt nạ dưỡng da để cung cấp những dưỡng chất cần thiết giúp da khỏe mạnh.
  • Thoa kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nám da mặt vùng má và khiến cho vết nám lan rộng và trở nên đậm màu hơn. Vì thế, để bảo vệ da, ngăn ngừa nám, bạn cần tập thói quen thoa kem chống nắng hằng ngày kể cả khi ở trong nhà hay đi ra ngoài trời.
  • Hạn chế makeup, không lạm dụng mỹ phẩm: Lớp trang điểm có thể khiến da bị kích ứng, tổn thương, hình thành nám nhất là khi sử dụng những sản phẩm kém chất lượng. Vậy nên, bạn cần giữ cho da được "thở" và ngăn nám hình thành.
  • Kiểm soát căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress kéo dài gây mất ngủ, rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ hình thành nám da mặt vùng má. Vậy nên bạn cần kiểm soát mọi căng thẳng bằng cách tập luyện thể dục thể thao, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để da luôn khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Để ngăn ngừa nám, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay nóng. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,... Thay vào đó, khẩu phần ăn cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.
  • Cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc có thể làm thay đổi nội tiết tố: Một số loại thuốc như thuốc chứa thành phần Estrogen, thuốc tránh thai,... có thể gây tác dụng phụ là hình thành nám da mặt vùng má. Vì thế, trước khi sử dụng bạn đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một chế độ ăn uống cân đối dưỡng chất sẽ giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa nám

Một chế độ ăn uống cân đối dưỡng chất sẽ giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa nám (Nguồn: Internet)

 

Các câu hỏi thường gặp về nám da mặt

 

Nám da mặt vùng má có hại không? Có chữa được không?

Nám da mặt vùng má là tình trạng rối loạn sắc tố với biểu hiện là những đốm, mảng sẫm màu trên da. Nám da không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho sức khỏe nên không có hại. Tuy nhiên, nám da lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, dẫn đến tâm lý tự ti, e ngại ở nhiều người.

Nám da mặt vùng má có thể chữa được. Phương pháp và thời gian chữa trị tùy thuộc vào tình trạng nám của mỗi người. Với những vết nám mờ, mới xuất hiện thì việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn so với nám lâu năm. Vì thế, khi phát hiện thấy làn da xuất hiện những mảng, đốm nám mờ, bạn cần chủ động điều trị càng sớm càng tốt.

 

Bị nám da mặt vùng má nên ăn uống như thế nào?

Để điều trị nám da mặt vùng má, ngoài áp dụng các phương pháp điều trị ở trên, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp. Những người bị nám không phải ăn uống quá kiêng khem mà chỉ cần chú ý cân đối dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều hơn những thực phẩm có tác dụng điều hòa sắc tố melanin, làm mờ nám như: vitamin A, vitamin E, vitamin B12, vitamin C, kẽm,... Đặc biệt, bạn cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Nếu bị nám, bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm như trứng, hải sản, đồ tanh, thịt đỏ, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,...

 

Như vậy, bài viết trên của Eucerin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nám da mặt vùng má. Bên cạnh đó, bạn cũng trang bị thêm được nhiều kiến thức liên quan đến việc điều trị và ngăn ngừa nám. Tin chắc, với những thông tin hữu ích này thì nám da sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại với bạn. Chúc bạn có được làn da sáng mịn, trẻ trung như mong muốn.

 

Tìm đại lý bán lẻ