Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân, cách điều trị, có nên nặn không?

Nguyên nhân, cách trị mụn bọc ở cằm, có nên nặn không?

5 phút đọc
Xem thêm

Mụn bọc ở cằm không chỉ làm thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp, gây tổn thương cho da. Vậy, mụn bọc ở cằm có nên nặn không? Cùng Eucerin tìm hiểu qua bài viết dưới trên về nguyên nhân gây mụncách trị mụn bọc ở cằm đúng cách.

>>> Xem thêm: Nặn mụn xong nên làm gì

 

Mụn bọc ở cằm là gì?

Mụn bọc ở cằm là những nốt mụn sưng đỏ, cứng, nổi gồ trên da và có kích thước lớn hơn so với các loại mụn khác. Bên trong mụn bọc có chứa dịch màu trắng vàng và mủ. Khi sờ hoặc vô tình chạm vào nốt mụn sẽ gây đau nhức và khó chịu. Mụn bọc ở cằm xuất hiện khi có sự viêm nhiễm trên bề mặt da hoặc xâm nhập sâu vào cấu trúc da, vì thế sau khi điều trị có thể để lại những vết sẹo lõm.

Mụn bọc ở cằm có thể xảy ra ở cả nam và nữ, đặc biệt là độ tuổi dậy thì. Bởi vì cằm là vị trí có tuyến mồ hôi và sợi bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Ngoài mụn bọc ở vị trí cằm, mụn bọc thường thấy khác là: mụn bọc ở trán, mụn bọc ở mámụn bọc chai cứng.

Mụn bọc ở cằm là gì?

Mụn bọc ở cằm sưng đỏ, có mủ trắng bên trong (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm

Banner Tinh chất giảm thâm nám cho da nhờn & hỗn hợp Eucerin Crystal Booster Serum

Để điều trị mụn bọc ở cằm đúng cách và dứt điểm thì cần phải biết rõ nguyên nhân hình thành mụn. Cũng tương tự mụn bọc ở mũi, nguyên nhân thường gặp gây nên mụn bọc ở cằm như sau:

  • - Mụn bọc ở cằm do rối loạn nội tiết tố: Khi hormone trong cơ thể như Cortisol, Estrogen, Progesterone và Testosterone tăng cao, mất cân bằng là nguyên nhân nổi mụn bọc ở cằm. Sự mất cân bằng hormone này có thể cho sự tác động của căng thẳng, mệt mỏi, cân nặng, dậy thì, kinh nguyệt và mang thai. Những bạn gái trước khi tới kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi sẽ xuất hiện mụn nội tiết như: mụn ẩn, mụn đầu đen ở mũi và đôi khi là những nốt mụn bọc ở cằm.
  • - Mụn bọc ở cằm do bít tắc lỗ chân lông: Nguyên nhân phổ biến nhất nên các loại mụn, không chỉ riêng mụn bọc ở cằm đều là do bụi bẩn, dầu thừa, các tết bào chết và sợi bã nhờn tích tụ lại trong lỗ chân lông. Từ đó lỗ chân lông bị bít tắc, mồ hôi không thể thoát ra được và dẫn đến nổi mụn ở xung quanh cằm.
  • - Mụn bọc ở cằm đau nhức do vi khuẩn P.Acnes: Vi khuẩn này dùng dầu nhờn trên da mặt làm thức ăn, gây ứng động bạch cầu và tạo nên mụn. Khi quá trình viêm nhiễm tở nên nghiêm trọng, mủ tích tụ lại càng nhiều, kích thước to dần và hình thành những nốt mụn bọc ở cằm gây đau nhức, mất thẩm mỹ.
  • - Nồng độ hormone Androgen thay đổi: Ở giai đoạn dậy thì, mụn bọc ở cằm sẽ dễ xuất hiện hơn do nồng độ hormone Androgen thay đổi đột ngột, các tuyến bã nhờn phải hoạt động mạnh. Các tế bào chết liên tục bong bóc ra, bịt kín lỗ chân lông khiến cho dầu thừa bị giữ lại ngày càng nhiều và hình thành nhân mụn. Lượng dầu thừa không được thoát ra ngoài bề mặt da dẫn đến lỗ chân lông bị bít tắc, gây viêm nhiễm và nổi mụn.
  • - Lông mọc ngược vào da gây mụn bọc ở cằm: Việc cạo nhổ thường xuyên, sai cách sẽ khiến cho lông bị mọc ngược hướng, đâm sâu vào da cằm. Tình trạng mụn bọc ở cằm do lông mọc ngược sẽ rất đau nhức, khó chịu và ngứa ngáy.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm

Vi khuẩn P.Acnes vào da gây viêm nhiễm nổi mụn bọc ở cằm (Nguồn: Internet)

Cách trị mụn bọc ở cằm nhanh chóng

Để tình trạng mụn bọc ở cằm không chuyển nặng, bạn cần có cách điều trị đúng cách và hiệu quả. Dưới đây là những cách giúp các bạn làm giảm mụn bọc an toàn và nhanh chóng:

Làm sạch kỹ vùng da bị mụn bọc

Hằng ngày, chúng ta cần đảm bảo làn da luôn được làm sạch, không chỉ riêng khi có mụn. Đây cũng là một cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng mụn bọc ở cằm. Sau một ngày dài, da tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, việc làm sạch sâu da giúp loại bỏ khói bụi và dầu thừa trên da - nguyên nhân chính gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để làn da được làm sạch sâu hơn từ bên trong, vì chỉ sử dụng nước không đủ để làm sạch da hoàn toàn.

Chườm đá lạnh lên khu vực mụn bọc ở cằm

Việc chườm đá lạnh là một trong những phương pháp nhanh nhất để giảm sưng và trị mụn bọc ở cằm. Đá lạnh có khả năng làm dịu và giảm sưng của mụn. Chỉ cần nhẹ nhàng chườm đá lạnh lên nốt mụn bọc ở cằm trong khoảng 5 - 10 phút để mang lại cảm giác dễ chịu và giảm sưng tấy một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh đá lạnh làm tổn thương da, bạn nên đặt một miếng vải mỏng lên da trước khi áp đá trực tiếp lên.

Trị mụn bọc ở cằm bằng kem đặc trị

Việc sử dụng kem bôi đặc trị trực tiếp lên da là một giải pháp an toàn cho việc điều trị các trường hợp mụn bọc ở cằm trong giai đoạn đầu. Để trị mụn bọc ở cằm hiệu quả, bạn có thể sử dụng kem bôi đặc trị chứa các thành phần sau:

  • - Benzoyl Peroxide: Hợp chất có tác dụng diệt khuẩn, giảm nhân mụn, chống lại hoạt động của vi khuẩn P. acnes và hạn chế tình trạng đề kháng. Benzoyl Peroxide có thể dùng kết hợp với các thuốc kháng sinh hoặc Retinoid, dùng ở nồng độ 2,5 đến 10%.
  • - AHA/BHA/PHA: Những thành phần nằm trong hầu hết các sản phẩm: sữa rửa mặt trị mụn, kem dưỡng ẩm cho da mụn nhạy cảm,... Các hoạt chất này hoạt động trên bề mặt da và thâm nhập vào bên trong để loại bỏ các lớp sừng, đẩy nhân mụn bên trong mụn bọc ở cằm ra ngoài và làm sạch lỗ chân lông, thoát khí.
  • - Retinoid:Kem trị mụn bọc Retinoid là một dẫn xuất vitamin A thường dùng kết hợp với kháng sinh dạng uống để điều trị mụn. Không nên bôi Retinoid và đi ra ngoài nắng vì có thể sẽ làm tăng nhạy cảm ánh nắng với mụn bọc. Khi dùng Retinoid bôi ngoài trị mụn bọc ở cằm sẽ có cảm giác kim châm khích, da khô bong tróc và tăng sắc tố da.

Cách trị mụn bọc ở cằm nhanh chóng

Sử dụng kem bôi Retinoid đúng cách sẽ phát huy tác dụng trị mụn bọc ở cằm (Nguồn: Internet)

Không tự ý nặn mụn bọc ở cằm hoặc làm vỡ nhân mụn

Mụn bọc ở cằm có nên nặn? Mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi hoặc các vị trí dễ nhìn thường khiến người bị mụn cảm thấy tự ti và lo lắng, dẫn đến việc kiểm tra bằng gương liên tục và thường xuyên chạm vào mụn để nặn. Tuy nhiên, nặn mụn là một cách trị mụn hoàn toàn không đúng. Đặc biệt, việc nặn bằng tay có thể gây tình trạng mụn bị chai, thâm hoặc viêm nhiễm nặng hơn. Tốt nhất bạn nên chờ cho mụn khô cứng và có mũi trắng trước khi lấy nhân hoặc tìm đến các cơ sở da liễu uy tín để nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong việc nặn mụn và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.

Không tự ý nặn mụn bọc ở cằm hoặc làm vỡ nhân mụn

Không nên tự ý nặn mụn bọc ở cằm (Nguồn: Internet)

Cách trị mụn bọc ở cằm bằng liệu pháp y tế

Đối với mụn bọc ở cằm trung bình và nặng, ổ mụn đã ăn sâu dưới nang lông nên cần sử dụng những liệu pháp chuẩn y khoa để điều trị hiệu quả

Trị mụn bọc ở cằm bằng kháng sinh đường uống

Đối với những bạn gặp tình trạng mụn bọc ở cằm nặng hơn thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Các kháng sinh dùng trong điều trị mụn bọc gồm Doxycycline và Minocycline. Cách sử dụng là nên uống khác sinh này khi bụng rỗng để không làm giảm hiệu quả hấp thụ các hoạt chất.

Những loại thuốc kháng sinh này sẽ giúp giảm vi khuẩn trên da và có thể cho kết quả trị mụn bọc ở cằm sau vài tuần. Việc sử dụng kháng sinh đường uống này cần theo đơn từ bác sĩ để đảm bảo liều lượng, hạn chế tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, da nhạy cảm hơn với ánh nắng và hạn chế đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn P. acnes.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn mủ

Cách trị mụn bọc ở cằm với Isotretinoin dạng uống

Isotretinoin dạng uống có tác dụng làm giảm kích thước tuyến bã nhờn, hạn chế dầu tiết ra, giảm sự xâm nhập của vi khuẩn P. acnes và kháng viêm. Khi điều trị mụn bọc ở cằm với Isotretinoin sẽ bắt đầu từ liều lượng thấp tùy theo thể trạng. Trong quá trình điều trị cần theo dõi tình trạng nốt mụn thường xuyên để nếu có bất thường sẽ dừng điều trị và thay đổi sang phương pháp khác phù hợp.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn đỏ 2 bên má

Liệu pháp laser điều trị mụn bọc ở cằm

Trị mụn bằng laser là phương pháp điều trị mụn tiên tiến với công nghệ cao được nhiều người yêu thích và áp dụng. Các bước sóng của tia Laser tác động trực tiếp lên da nhằm mục đích làm giảm tình trạng mụn, kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn bọc ở cằm. Sau khi mụn đã giảm, liệu pháp này còn giúp da láng mịn, trị sẹo mụn và tái tạo lớp mô biểu bì mới bằng phẳng hơn. Tuy nhiên, cần chú ý chăm sóc da sau Laser thật kỹ,

>>> Xem thêm: Cách trị vết thâm sau khi bắn Laser

Trị mụn bọc bằng liệu pháp laser

Các bước sóng của tia Laser sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm mụn bc ở cằm (Nguồn: Internet)

Lột da hóa học trị mụn bọc ở cằm

Một cách điều trị mụn bọc ở cằm hiệu quả, đơn giản, tối ưu, chính là lột da hóa học (hay còn gọi là Peel da trị mụn). Có 3 loại peel da: bề mặt, nông và sâu. Phương pháp này sử dụng các hóa chất có nồng độ cao để thấm sâu, tác động mạnh mẽ lên da. Từ đó, không chỉ loại bỏ các lớp sừng, tế bào chết mà còn điều trị mụn bọc từ sâu bên trong.

>>> Xem thêm: Chăm sóc da sau peel

Lột da hóa học trị mụn bọc ở cằm

Lột da hóa học giúp loại bỏ những tế bào chết bít tắc ở lỗ chân lông (Nguồn: Internet)

Tiểu phẫu tháo mủ trong mụn bọc ở cằm

Với những nốt mụn bọc ở cằm viêm nhiễm nặng, sưng to, gây đau dẫn đến tình trạng áp xe da, thì bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu tháo mủ trong mụn. Phương pháp này giúp giảm lấy ra hết những dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Sau khi tháo hết mủ tình trạng viêm nhiễm gây mụn sẽ giảm dần. Các bạn cần hết sức nhẹ nhàng, kỹ lưỡng khi chăm sóc vùng da lúc này.

>>> Xem thêm: Trị mụn cho da nhạy cảm

Cách phòng ngừa mụn bọc ở cằm

Ngoài việc áp dụng các cách trị mụn bọc ở cằm nên trên, các bạn cũng nên áp dụng những cách ngăn ngừa dưới đây để hạn chế mụn xuất hiện.

  • - Tẩy trang mỗi ngày đầy đủ trước khi đi ngủ: Việc tẩy trang sẽ giúp loại bỏ được những cặn mỹ phẩm còn sót lại trên da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn hiệu quả.
  • - Tẩy tế bào chết định kỳ theo tuần: Tẩy tế bào chết từ 2 đến 3 lần 1 tuần giúp loại những lớp sừng, da chết, da khô, tăng cường máu lưu thông dưới da giúp nuôi dưỡng da khỏe mạnh hơn, từ đó ngăn ngừa tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông gây mụn bọc ở cằm.
  • - Giữ không gian sinh hoạt luôn sạch sẽ: Thay mới những vật dụng sinh hoạt như chăn, drap, gối, mệm, khăn mặt để vi khuẩn gây mụn bọc ở cằm không có cơ hội phát triển. Sử dụng những thiết bị giúp lọc bụi bẩn, không khí ô nhiễm trong nhà.
  • - Giữ tóc xa vùng cằm và làm sạch tóc thường xuyên: Tóc chạm vào vùng cằm thường xuyên sẽ làm da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, hình thành mụn viêm, do đó cần làm sạch tóc thường xuyên cũng như tránh để tóc tiếp xúc với vùng cằm để hạn chế mụn bọc ở cằm hình thành.
  • - Hạn chế những căng thẳng, tránh thức khuya: Việc đi ngủ sớm, đúng giờ sẽ giúp cho làn da luôn ở tình trạng thoải mái, tươi mới. Thức khuya sẽ khiến da nhạy cảm dễ nổi mụn, xỉn màu và có nhiều nếp nhăn.
  • - Hạn chế các tác nhân gây kích thích hormone: Việc thay đổi các hormone đột ngột sẽ làm rối loạn nội tiết tố, gây nổi mụn bọc ở cằm, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý người mắc phải.
  • - Sử dụng kem chống nắng thường xuyên: Cần bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài vào ban ngày, lưu ý không dùng kem chống nắng gốc dầu vì sẽ gây bí da, làm tình trạng mụn tệ hơn, nên chọn kem chống nắng cho da dầu mụn phù hợp.
  • - Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tránh đồ dầu mỡ: Các món ăn chiên xào chứa nhiều chất béo chính là nguyên nhân bên trong gây mụn bọc ở cằm. Ăn nhiều rau xanh, uống nước hoa quả và hạn chế các thói quen xấu gây mụn sẽ làm mát da, giúp da luôn khỏe mạnh, căng bóng.

Cách phòng ngừa mụn bọc ở cằm

Tẩy trang thật kỹ vùng cằm trước khi đi ngủ để loại bỏ hoàn toàn cặn mỹ phẩm (Nguồn: Internet)

 

Mụn bọc ở cằm gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mắc phải. Hy vọng những thông tin mà Eucerin chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hiểu được nguyên nhân gây mụn, phương pháp trị mụn bọc và cách chăm sóc da mụn hiệu quả nhất. Đặc biệt, không được tự ý nặn mụn bọc tại nhà.

 

Tìm đại lý bán lẻ