vị trí mụn trên khuôn mặt

Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt nói lên tình trạng sức khỏe của cơ thể

5 phút đọc
Xem thêm

Mụn xuất hiện ở các vị trí trên khuôn mặt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn cảnh báo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Vì thế, xác định được nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt sẽ giúp bạn loại bỏ mụn và quan trọng hơn là có những giải pháp để bảo vệ sức khỏe mình. Vậy, nguyên nhân gây mụn ở mỗi vị trí trên khuôn mặt là như thế nào? Hãy cùng Eucerin tìm hiểu ngay bây giờ.

>>> Xem thêm: Quy trình các bước skincare cho da dầu mụn ngày và đêm hiệu quả

 

Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt

Mụn chân tóc

Mụn xung quanh chân tóc có thể do bạn sử dụng một số sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp, gây kích ứng. Sản phẩm chăm sóc tóc có gốc dầu hoặc sáp có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn. Ngoài ra, tình trạng mụn mọc ở chân tóc xung quanh vùng mặt cũng có thể là do lớp nền trang điểm không được loại bỏ hoàn toàn, khiến lỗ chân lông bị tắc và mụn xuất hiện.

Mụn chân tóc

Mụn chân tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)

Mụn trên trán

Khi tìm hiểu về nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt, bạn có thể phát hiện mụn xuất hiện ở trán do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân dễ thấy nhất là do lượng dầu nhờn dư thừa, lỗ chân lông to, chưa vệ sinh sạch sẽ vùng da. Ngoài ra, một số người bị kích ứng làn da vùng trán khi sử dụng chất tạo kiểu tóc mái gốc dầu cũng có thế gây bít tắc lỗ chân lông, gây mụn.

Một số nguyên nhân khác bên trong cơ thể cũng có thể gây mụn trên trán như trạng thái tinh thần thường xuyên căng thẳng, stress, mệt mỏi, cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố trong thời gian dài do chức năng gan, hệ tiêu hóa gặp vấn đề,… Một số trường hợp mụn mọc trên trán còn đi kèm với những dấu hiệu khác như khoang miệng lở loét, lưỡi tấy đỏ, ngủ không ngon, khó chịu khi ăn uống.

>>> Xem thêm: 9 nguyên nhân gây mụn và cách điều trị chuẩn khoa học

Mụn trên trán

Mụn trên trán rất phổ biến và thường gặp ở nhiều người - Nguồn: Internet

Mụn trên má

Mụn trên má hình thành khi làn da tiếp xúc nhiều với các yếu tố bên ngoài môi trường như ô nhiễm không khí, bụi bẩn. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như thường xuyên chạm tay lên má, không sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, hút thuốc lá vượt giới hạn cho phép,… cũng là những nguyên nhân gây mụn ở má.

>>> Xem thêm: Bị mụn ở má: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị dứt điểm

Một số nguyên nhân khác bên trong cơ thể như viêm gan, suy yếu chức năng gan, sức khỏe của lá phổi có vấn đề,... làm ảnh hưởng đến quá trình giải độc, khi cơ thể tích lũy quá nhiều độc tố sẽ gây ra mụn.

>>> Xem thêm: 10 cách trị mụn ẩn dưới da hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng

Mụn trên má

Mụn ở má gây nhiều phiền toái cho các chị em (Nguồn: Internet)

Mụn ở mũi

Mụn ở mũi chủ yếu là mụn đầu đen, mụn cám hoặc mụn nhọt sưng đỏ. Nguyên nhân hình thành mụn có thể là do rối loạn nội tiết tố, lỗ chân lông to, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, bụi bẩn, ô nhiễm… Nếu một ngày bạn phát hiện thấy mũi xuất hiện những nốt mụn sưng tấy thì có thể tim, phổi, hệ tiêu hóa, hệ sinh sản hoặc buồng trứng đang xuất hiện sự cố.

Mụn ở mũi

Mụn ở mũi hình thành do nhiều nguyên nhân (Nguồn: Internet)

Mụn ở quanh miệng

Quanh miệng cũng là nơi dễ xuất hiện mụn, nguyên nhân có thể là do vùng da này không được vệ sinh sạch sẽ, khiến bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông, lạm dụng mỹ phẩm, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, stress, căng thẳng thường xuyên…

Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt, điển hình là xung quanh miệng còn liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ bài tiết. Trong đó, những sự cố về hệ đường ruột và gan cũng dễ gây mụn quanh miệng.

Mụn ở quanh miệng

Mụn quanh miệng cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe (Nguồn: Internet)

Mụn ở cằm

Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt như vùng cằm có thể là tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tế bào chết và bụi bẩn làm tắc lỗ chân lông, lông mọc ngược. Ngoài ra, mụn cằm còn xuất hiện do một số thói quen xấu như thường xuyên chống tay lên cằm, sờ tay lên cắm sợ nặn những nốt mụn ở cằm,... Mặt khác, mụn xuất hiện còn liên quan đến các vấn đề bên trong cơ thể như rối loạn nội tiết tố hoặc những vấn đề liên quan đến thận, buồng trứng, tử cung,…

>>> Xem thêm: Cách trị mụn viêm đỏ không nhân nhanh và hiệu quả

Tại sao nổi mụn ở quai hàm?

Mụn ở quai hàm có thể mọc thành từng nốt riêng lẻ nhưng cũng có thể mọc thành từng đám. Nguyên nhân chính gây mụn quai hàm là do hệ thống bạch huyết hoạt động không hiệu quả làm suy giảm chức năng thải độc. Ngoài ra, sức đề kháng, hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân gây mụn vùng quai hàm.

Tại sao nổi mụn ở quai hàm?

Mụn mọc quanh quai hàm gây mất thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

Cách điều trị mụn hiệu quả được bác sĩ chia sẻ

Cải thiện tình trạng lỗ chân lông to: Khi tìm hiểu nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt, bạn có thể nhận thấy lỗ chân lông to là nguyên nhân phổ biến nhất. Vì thế, để điều trị mụn tận gốc, ngăn mụn tái phát thì cách tốt nhất là làm thu nhỏ lỗ chân lông. Bạn có thể áp dụng ngay một số cách như sau:

  • - Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần.
  • - Rửa mặt 2 lần/ngày.
  • - Sử dụng toner, nước hoa hồng.
  • - Dùng mặt nạ đất sét.
  • - Thoa kem dưỡng ẩm cho da mỗi ngày.
  • - Thu nhỏ lỗ chân lông bằng một số phương pháp sử dụng mặt nạ tự nhiên như nước chanh, giấm táo, lòng trắng trứng, sữa chua không đường, cà chua, nha đam,..

Sử dụng các sản phẩm đặc trị: Sau khi xác định nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt, tình trạng mụn và tính chất cơ địa mỗi người mà bạn có thể áp dụng một số sản phẩm đặc trị mụn. Một số thành phần trị mụn rất hiệu quả có trong các sản phẩm đặc trị mụn hiện nay là:

  • - Retinoid bao gồm tretinoin, tazarotene, adapalene, đây là nhóm dẫn xuất vitamin A có tác dụng tiêu diệt nhân mụn, giảm viêm, phù hợp với tình trạng mụn trung bình đến nặng.
  • - Benzoyl peroxide là hoạt chất thường có trong các sản phẩm gel bôi, lotion, sữa rửa mặt. Benzoyl peroxide có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm tiêu nhân mụn, chống viêm hiệu quả.
  • - AHA/BHA: AHA/BHA là những axit hữu cơ có tác dụng loại bỏ tế bào sừng, bụi bẩn, vi khuẩn, từ đó giúp loại bỏ mụn, ngăn mụn tái phát.
  • - Azelaic acid là thành phần có tác dụng điều trị mụn từ nhẹ đến trung bình. Sử dụng Azelaic acid 2 lần/ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm sừng hóa, giảm viêm, giảm thâm sau mụn.
  • - Salicylic acid là thành phần thường được sử dụng đề điều trị mụn ở mức độ nhẹ như mụn đầu đen, đầu trắng. Salicylic acid thường được bào chế ở dạng thuốc mỡ, gel, lotion,… Sử dụng Salicylic 1-2 lần/ngày có tác dụng tiêu nhân mụn, tẩy tế bào chết, từ đó giúp loại bỏ mụn, ngăn mụn tái phát.

Điều trị với phác đồ của bác sĩ da liễu: Nếu bạn đã thử qua nhiều cách trị mụn nhưng vẫn không mang lại hiệu quả thì hãy gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định tình trạng mụn cũng như tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Về cơ bản, phác đồ điều trị được áp dụng là vệ sinh da, lấy nhân mụn, áp dụng công nghệ cao để điều trị mụn (bắn laser, liệu pháp ánh sáng), thoa thuốc kháng sinh kháng viêm và chăm sóc da sau khi điều trị.

>>> Xem thêm: Peel da trị mụn là gì? Có tốt và hiệu quả không? Những điều cần lưu ý

Cách điều trị mụn hiệu quả được bác sĩ chia sẻ

Điều trị mụn tại các cơ sở thẩm mỹ theo đúng phác đồ điều trị (Nguồn: Internet)

Cách ngăn ngừa mụn mà bạn nên biết

Để ngăn ngừa mụn xuất hiện trên mặt, bạn nên áp dụng những điều sau:

  • - Làm sạch da mặt: Làm sạch da là cách đơn giản nhất để giảm bớt lượng dầu thừa, mồ hôi và bụi bẩn trên da. Vì thế, bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp 2 lần/ngày, nếu da mặt quá nhờn có thể xen kẽ những lần rửa mặt bằng nước.
  • - Tẩy da chết định kỳ: Tẩy tế bào chết là quá trình làm sạch da, loại bỏ dầu thừa, tế bào sừng và bụi bẩn trên da, giúp da mặt luôn thông thoáng, tăng cường hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tẩy tế bào chết mà chỉ nên thực hiện định kỳ 2 lần/tuần.
  • Không chạm tay vào mặt: Tay là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, nên thói quen chạm tay lên mặt là bạn đang tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công da mặt một cách nhanh nhất, gây mụn.
  • - Vệ sinh áo gối, khăn mặt, môi trường sống: Áo gối, khăn mặt là những vật dụng tiếp xúc với da mặt mỗi ngày nên bạn cần giặt giũ định kỳ để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Bên cạnh đó, không gian sống cũng cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây mụn.
  • - Xây dựng các thói quen sống lành mạnh: Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt là do thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học. Do đó, để ngăn ngừa mụn, ngay từ bây giờ bạn cần thiết lập cho mình một lối sống khoa học, kiểm soát căng thẳng để tinh thần luôn được thư giãn như dành thời gian nghỉ ngơi, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ngủ đủ giấc,... Bên cạnh đó, bạn nên cắt giảm tối đa những thức ăn có nguy cơ gây mụn, ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

 

Như vậy, bài viết này của Eucerin đã giúp bạn biết rõ nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt để có cách điều trị hiệu quả. Thông qua những nốt mụn xuất hiện trên da, bạn cũng có thể nhận biết những dấu hiệu bất ổn của cơ thể để có giải pháp khắc phục kịp thời. Hy vọng, đây sẽ là những kiến thức hữu ích để giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân nói chung và làn da nói riêng.

 

Tìm đại lý bán lẻ