Có nên nặn mụn đầu đen không là thắc mắc chung của khá nhiều người. Thực tế, loại mụn này hình thành và phát triển là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, vi khuẩn và tế bào chết. Vì các lỗ chân lông lúc này không hoàn toàn đóng lại nên phần nhân mụn tiếp xúc trực tiếp với môi trường, bị oxy hóa và chuyển thành màu đen.
Mụn đầu đen thường bám dai dẳng trên da. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn trị mụn đầu đen bằng cách nặn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng bạn không nên nặn mụn đầu đen bởi vì ba nguyên nhân chính như bên dưới đây:
Không loại bỏ được mụn đầu đen tận gốc khi nặn
Mụn đầu đen có tính đàn hồi nên gây khó khăn trong việc loại bỏ tận gốc. Bạn có thể nặn mụn đầu đen ở mũi, tuy nhiên, bạn sẽ không thể nặn tận gốc mụn đầu đen ra khỏi cấu trúc của da. Nếu như cứ cố gắng dùng lực để loại bỏ nhân mụn, điều này không chỉ gây kích ứng cho làn da mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bên ngoài có cơ hội xâm nhập vào bên trong. Từ đó, các vết mụn này có thể sẽ phát triển trở thành nốt sần hoặc nghiêm trọng hơn là u nang. Trong quá trình nặn mụn, vô tình chúng ta cũng đã khiến cho lỗ chân lông bị giãn rộng ra vĩnh viễn và không thể trở lại kích thước như ban đầu.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to

Mụn đầu đen có tính đàn hồi nên gây khó khăn trong việc loại bỏ tận gốc (Nguồn: Internet)
Dầu và vi khuẩn sẽ gây ra nhiều mụn đầu đen hơn
Thực tế, phần nhân của mụn đầu đen có chứa các loại vi khuẩn gây hại nằm bên dưới bề mặt của da. Thông thường, những vi khuẩn này tồn tại trong các lỗ chân lông. Tuy nhiên, khi bạn nặn mụn, vi khuẩn sẽ có cơ hội đi đến các vùng xung quanh để lây lan. Từ đó, các lỗ chân lông liền kề cũng bị tắt nghẽn, dẫn đến sự hình thành của các nốt sẩn mụn hoặc mụn nhọt, mụn mủ, mụn đầu đen ở mũi hay nặng hơn là mụn viêm, mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi, mụn bọc chai cứng và mụn bọc ở trán. Ngoài ra, nặn mụn đầu đen cũng làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo rỗ, thâm mụn trên da.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt
Trong quá trình nặn mụn có thể gây kích ứng da
Việc nặn mụn sẽ vô tình tạo nên tác động lực mạnh, chèn ép lên da và có thể thực sự gây ra tình trạng kích ứng cho làn da của bạn. Điều này cũng có thể gây viêm nhiễm ở vị trí mà bạn muốn loại bỏ mụn đầu đen. Đồng thời, nếu bạn không biết nặn mụn xong nên làm gì, chăm sóc da sau nặn mụn sai cách còn để lại nhiều vết sẹo mụn. Thỉnh thoảng, các mô ở xung quanh mụn đầu đen cũng có thể phát triển và hình thành các đốm đen do hiện tượng tăng sắc tố da sau viêm. Mụn đầu đen tồn tại tạm thời nhưng sẹo và các đốm đen thì hoàn toàn ngược lại. Vì thế, tốt nhất, bạn nên tránh lựa chọn loại bỏ mụn đầu đen bằng giải pháp nặn mụn để không làm cho da bị tổn thương.
>>> Xem thêm: Có nên nặn mụn không

Việc nặn mụn tạo nên tác động lực mạnh, chèn ép lên da và có thể gây kích ứng da (Nguồn: Internet)