Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách trị, phòng ngừa

5 phút đọc
Xem thêm

Mụn cóc là một trong những vấn đề về da khiến nhiều người lo lắng, “đứng ngồi không yên”. Mặc dù loại mụn này có khả năng tự biến mất sau một thời gian và không gây hại cho sức khỏe nhưng trong một số trường hợp, mụn cóc khiến người gặp phải mất tự tin và cảm thấy khó chịu. Qua bài viết hôm nay, Eucerin sẽ cùng bạn khám phá các tác nhân gây nên mụn cóc và cách điều trị hiệu quả. Tìm hiểu ngay. 

>>> Xem thêm: Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da không ngứa là bệnh gì? Cách xử lý

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là bệnh da liễu do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Virus HPV thâm nhập vào da qua các vết trầy xước, vết thương hở, gây nhiễm trùng và kích thích tăng sinh tế bào tạo thành những u nhỏ sần sùi lành tính, gọi là mụn cóc.

Mụn cóc có nhiều loại khác nhau và vị trí mụn phổ biến là ở ngón tay, lòng bàn tay và cẳng chân. Đặc điểm của loại mụn này rất đặc trưng, cụ thể như sau:

  • Mụn xuất hiện ở dạng thịt, có kích thước nhỏ, sần sùi.
  • Mụn cóc thường có màu sắc trùng với màu da, chẳng hạn như nâu, hồng hoặc trắng và thường có kích thước tương đương với một hạt cơm, vì vậy mụn cóc còn được gọi với cái tên mụn hạt cơm.
  • Khi chạm vào có cảm giác thô ráp và cứng.
  • Đôi khi mụn xuất hiện ở dạng các đốm đen. Tình trạng này là do các mao mạch nhỏ tập trung bị vón cục. 

Bất kỳ ai đều có thể bị mụn cóc. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mắc loại mụn này thường cao hơn do thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều virus HPV (cắn móng tay, nghịch đất cát, đi chân trần ra ngoài…)

>>> Xem thêm: Mụn Nội Tiết Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Trị Dứt Điểm

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc thường được tìm thấy ở các khu vực như trên ngón tay và lòng bàn tay (Nguồn: Internet)

 

Các loại mụn cóc thường gặp

Trên thực tế, mụn cóc được chia thành 7 loại dựa trên vị trí xuất hiện và hình dạng cụ thể của mụn. Dưới đây là các loại mụn cóc thường gặp ở hầu hết các trường hợp trên lâm sàng hiện nay. 

  • Mụn cóc thông thường (common warts): Thường xuất hiện xung quanh tay và có hình dạng giống bề mặt bông cải trắng. Thi thoảng, mụn xuất hiện dưới dạng chấm đen nhỏ hoặc sẫm màu do tụ huyết ở mạch máu. Tình trạng này là nhiễm trùng lớp trên của da và cần được điều trị ngay khi phát hiện để tránh biến chứng.
  • Mụn cóc phẳng (plane warts): Đây là những nốt mụn có tính chất nhẵn và mịn thường xuất hiện chủ yếu ở vùng đùi, trên mặt và cánh tay. Mụn có hình dạng phẳng ở đầu, hơi nổi lên, thường có màu hồng, đỏ hoặc màu nâu vàng. Kích thước của loại mụn cóc này chỉ nhỏ bằng đầu đinh với đường kính chỉ khoảng từ 1 – 3 mm, tuy nhiên, loại mụn này có khả năng phát triển thành nhóm từ 20 – 200 nốt mụn.
  • Mụn cóc bàn chân (verruca): Đây là loại mụn nhỏ li ti, sần sùi nổi ở lòng hoặc gót bàn chân và có thể gây cảm giác đau nhói khi đi bộ. Loại mụn này dễ vỡ ra do phải chịu áp lực từ chân và mặt nền tiếp xúc.
  • Mụn cóc hình chỉ: Loại mụn này có màu tương tự màu da, thường mọc quanh cổ, mũi, dưới cằm và vai. Những đối tượng bị suy yếu hệ miễn dịch có nguy cơ cao mắc loại mụn này.
  • Mụn cóc sinh dục (genital warts): Là các nốt mụn nổi ở bộ phận sinh dục, hậu môn, hay còn có tên gọi khác là sùi mào gà. Bệnh là biểu hiện của virus HPV lây nhiễm qua đường tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da nhiễm bệnh, có thể gây đau nhức, khó chịu. Phụ nữ đang mang thai nếu mắc bệnh có thể lây bệnh cho bé sau khi sinh.
  • Mụn cóc Mosaic: Là một nhóm mụn lan rộng thành cụm trong trường hợp mụn cóc hình chỉ không được điều trị.

>>> Xem thêm: Mụn đỏ ở má: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Các loại mụn cóc thường gặp

Các loại mụn cóc phổ biến (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây mụn cóc

Theo các nghiên cứu lâm sàng từ các chuyên gia da liễu thì mụn cóc thường phát triển sau khi bị nhiễm virus HPV thông qua những vết cắt, vết trầy trên da. Khi nhiễm loại virus này, thành phần keratin - một loại protein cứng trên bề mặt của da sẽ nhanh chóng tăng sinh quá mức, dẫn đến sự tăng trưởng của da và hình thành mụn cóc.

Trong một số trường hợp phụ nữ mang thai và bị nhiễm virus HPV ở đường sinh dục thì em bé có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh nở. 

>>> Xem thêm: 9 nguyên nhân gây mụn trên mặt và cách điều trị chuẩn khoa học

Nguyên nhân gây mụn cóc

Mụn cóc do virus HPV xâm nhập vào vết thương hở trên da (Nguồn: Internet)

 

Mụn cóc có lây không? Các yếu tố lây lan


Mụn cóc rất dễ lây lan và chủ yếu lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với da như bóc, cạy lớp biểu bì hoặc chạm vào các vùng khác trên cơ thể. Bạn cũng có thể bị lây mụn có nếu chạm vào dao cạo, khăn tắm đã tiếp xúc với mụn cóc trên cơ thể người khác.

Tác nhân khiến lây lan bệnh

Các tác nhân tăng nguy cơ lây lan mụn cóc có thể kể đến như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị mụn
  • Sử dụng các đồ dùng vệ sinh cá nhân chung như: khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm bấm móng,...
  • Thói quen cắn móng tay và cạy lớp biểu bì da.
  • Thói quen đi chân trần.
  • Bơi tại các hồ bơi công cộng.
  • Tác động cào, nặn, gãi vào vùng da bị mụn khiến chúng lây lan.
  • Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn với người mắc mụn cóc sinh dục.
  • Tiếp xúc da lành với da bị mụn cóc của người khác.

Tác nhân khiến lây lan bệnh

Tác nhân khiến lây nhiễm bệnh (Nguồn: Internet)


Đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao

Nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc mụn cóc cao:

  • Việc nhiễm bệnh không giới hạn độ tuổi, tuy nhiên, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên từ 10 đến 20 tuổi thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
  • Đối tượng có hệ thống miễn dịch kém hoặc đang chống chọi với các vấn đề sức khỏe như suy giảm miễn dịch, bao gồm bệnh lupus ban đỏ, HIV/AIDS, hoặc những người đã trải qua quá trình ghép tạng, thường không thể đối kháng với sự xâm nhập của virus gây mụn cóc.
  • Bên cạnh đó, những người mắc rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh cũng nằm trong số những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh này.

>>> Xem thêm: Mụn dị ứng trên da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hữu hiệu

Biến chứng nguy hiểm của mụn cóc

Mụn cóc là bệnh lý về da lành tính, không gây nguy hiểm. Sau khi được điều trị, đa phần chúng sẽ biến mất và không gây ra bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vài trường hợp hiếm hoi xuất hiện những biến chứng sau:

  • Gây ung thư: Virus HPV và mụn có sinh dục có thể gây ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng.
  • Nhiễm trùng: Các tác động đến nốt mụn cóc như cạy, nặn sẽ hình thành các vết nứt trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
  • Biến dạng: Mụn cóc biến dạng thường xuất hiện trên tay, mặt của những người bị suy yếu hệ miễn dịch.
  • Đau nhức: Mụn cóc thông thường sẽ không gây đau nhức. Tuy nhiên, mụn dưới chân sẽ khiến người mắc đau đớn như kim đâm khi di chuyển.

>>> Xem thêm: Mụn bọc không đầu là gì? Nguyên nhân gây nên mụn bọc và cách điều trị

Mụn cóc có tự rụng không?

Một số mụn cóc có thể tự rụng mà không cần can thiệp điều trị, số còn lại thì không như vậy. Phải mất đến vài tháng hoặc vài năm để mụn cóc tự rụng và hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, do tính chất lây lan cực nhanh, hầu hết các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên điều trị mụn tại nhà hoặc tại cơ sở y tế ngay khi chúng xuất hiện.

>>> Xem thêm: Mụn Ẩn Có Tự Hết Không? Bao Lâu Sẽ Hết? Cách Điều Trị Mụn Ẩn

Cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả

Mụn cóc có tính chất lành tính, hiếm khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, việc có sự xuất hiện của các nốt mụn có vẻ ngoài “xấu xí” trên các bộ phận trên cơ thể khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu và thiếu đi sự tự tin trong cuộc sống thường ngày. Do đó, thông tin về những biện pháp giúp điều trị mụn cóc trở thành vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Điều trị bằng liệu pháp từ thiên nhiên là giải pháp loại bỏ mụn cóc dễ thực hiện tại nhà với các nguyên liệu dễ kiếm, cụ thể như sau:

  • Sử dụng tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa allicin - hợp chất có tính kháng khuẩn và chống nấm cực kỳ tốt trong việc loại bỏ các nốt mụn cóc. Bạn chỉ cần nghiền nát tỏi và thoa nước cốt lên nốt mụn rồi để yên trong khoảng 2 đến 3 giờ, sau đó rửa sạch với nước ấm.
  • Lá tía tô: Loại lá này chứa một lượng Perillaldehyde và Limonene có công dụng giúp cân bằng hệ vi sinh trên bề mặt da, đồng thời, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút vào da, từ đó, ngăn ngừa mụn cóc xuất hiện và lây lan. Bạn nên đắp lá vào buổi tối và sử dụng vải mềm hoặc gạc để giữ chúng cố định, giúp tránh ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và đảm bảo thời gian tiếp xúc lâu dài. Duy trì cách trị mụn này liên tục vài tuần, mụn cóc sẽ teo lại và tự rụng. 
  • Giấm táo: Nhờ thành phần Axit Malic và Axit Lactic có trong giấm táo giúp ăn mòn mụn cóc sau một thời gian sử dụng. 
  • Nha đam: Nha đam chứa hàm lượng axit bên trong phần nhựa sẽ giúp cho các vết mụn cóc tiêu tan dần sau khi sử dụng thường xuyên. 

Lưu ý: Các phương pháp trị mụn cóc dân gian tại nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn và chưa được Bộ Y Tế công nhận. Một số trường hợp có thể không nhận thấy kết quả mong muốn. Eucerin khuyên bạn nên ưu tiên thăm khám, nhận tư vấn của bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu chuẩn khoa học.

Cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả

Phương pháp dân gian trị mụn cóc tại nhà (Nguồn: Internet)

Cách điều trị mụn cóc an toàn, chuẩn khoa học

Khoảng thời gian ủ bệnh thông thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, sau giai đoạn này, các nốt mụn có có thể xuất hiện ở nhiều khu vực trên cơ thể. Đáng chú ý, khoảng 65% các ca bệnh sẽ tự khỏi sau 2 năm mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn tái diễn hoặc xuất hiện dày đặc, cần thiết phải tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả. Để giảm thiểu tình trạng mụn, dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn cóc an toàn, chuẩn khoa học bạn có thể tham khảo:

Thuốc bôi trị mụn cóc

Mụn cóc có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi chứa các thành phần:

- Salicylic Acid: 

Bôi Salicylic Acid đều đặn sẽ khiến mụn cóc mềm và tự rụng sau một khoảng thời gian. Salicylic Acid có thể mua được tại các cửa hàng thuốc tây dưới nhiều dạng: nước, băng tẩm, dầu thoa hoặc kem bôi. Trước khi thoa Salicylic Acid, bạn nên ngâm vùng da bị mụn cóc trong nước ấm, sau đó thoa thuốc trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Áp dụng liên tục trong 2 – 3 tháng để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Đảm bảo không để acid lan ra vùng da xung quanh và phải đậy kín sau khi sử dụng, bảo quản ở nơi thoáng mát. Chống chỉ định cho những người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch hoặc mụn cóc bị nhiễm trùng,… Trong trường hợp thuốc dây vào mắt, cần rửa mắt với nước sạch trong 15 phút, sau đó nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên nhãn khoa để được xử lý kịp thời.

- Vitamin A: 

Bạn có thể bóp viên thuốc vitamin A chiết xuất dầu cá và thoa lên nốt mụn cóc hàng ngày. Vitamin A có tác dụng khiến mụn cóc tự rụng, sau một tháng sẽ loại bỏ hết các nốt mụn nhỏ. Đối với mụn to và sần sùi, bạn sẽ nhận thấy kết quả cải thiện sau 3 tháng và mụn cóc sẽ tự rụng trong khoảng 5 - 6 tháng.

- Cantharidin: 

Cantharidin là một loại chất béo không có mùi, không có màu với khả năng làm cho vùng da xung quanh mụn cóc phồng rộp lên, sau đó mụn sẽ tự bung ra. Thực tế, thành phần này chỉ tác động lên bề mặt da nên không gây ra sẹo mụn.

Cantharidin chỉ nên được kê toa bởi bác sĩ chuyên khoa, vì nó có thể gây ra kích ứng da. Ngoài ra, Cantharidin cũng gây ra cảm giác đau và khó chịu cho người sử dụng. Đối với mụn cóc ở lòng bàn chân, cần vệ sinh vùng da đúng cách và kỹ càng khi sử dụng Cantharidin để tránh gây ra nhiễm trùng hoặc viêm mô tế bào.

>>> Xem thêm: Top 13 cách trị mụn mủ hiệu quả, an toàn, không thâm sẹo

Thuốc bôi trị mụn

Sử dụng thuốc bôi kê đơn trị mụn (Nguồn: Internet)

 

Liệu pháp y tế trị mụn cóc

Mụn cóc có khả năng tự tiêu tan trong vòng vài tháng hoặc vài năm mà không cần can thiệp các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mụn cóc nghiêm trọng hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao như mụn cóc sinh dục thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp. 

Tùy thuộc vào mức độ năng nhẹ của mụn cóc mà bác sĩ đưa ra các giải pháp như: 

  • Áp lạnh: Phương pháp này được chia thành nhiều lần thực hiện. Trong mỗi lần, bác sĩ sẽ xịt nitơ lỏng vào nốt mụn, tạo ra một vết phồng rộp. Sau một khoảng thời gian, vết phồng rộp bong ra và mụn cóc sẽ tự lột ra. Việc áp lạnh bằng nitơ lỏng có thể tạo ra sẹo, làm tê, mất cảm giác tạm thời hoặc làm mất sắc tố da vĩnh viễn. Những người có da quá trắng hoặc quá đen không nên áp dụng, đặc biệt là những người có mụn cóc trên mặt. Phương pháp này có thể gây đau, do đó chống chỉ định với trẻ em.
  • Đốt mụn bằng laser: Phương pháp này chiếu tia laser CO2 trực tiếp lên các nốt mụn cóc, tiêu trừ tác nhân gây bệnh và loại bỏ mụn hoàn toàn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ mụn cóc: Đây là giải pháp thường được chỉ định đối với những loại mụn cóc filiform (dạng nhú). Bác sĩ sẽ dùng dao mổ để cạo hoặc cắt bỏ mụn cóc.
  • Phẫu thuật điện kết hợp nạo: Giải pháp kết hợp giữa việc đốt cháy bằng điện và nạo bằng tay, được sử dụng cho những mụn cóc phẳng, có kích thước dưới 2cm. Trước khi tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mụn, người bệnh sẽ được tiến hành gây tê tại vị trí cần can thiệp. Đây là phương pháp ít gây ra nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, có khả năng mụn tái phát do nhân và gốc mụn không được loại bỏ hoàn toàn.
  • Bleomycin: Đây là một loại kháng sinh glycopeptide có thể tan trong nước, có khả năng độc tế bào, được sử dụng để điều trị mụn cóc không phản ứng với các phương pháp khác. Bleomycin giúp ngăn chặn quá trình phân chia và phát triển của tế bào. Phương pháp này gây ra một số tác dụng phụ bao gồm: đau trong quá trình và sau khi tiêm, sẹo, thay đổi màu sắc da,… và chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai.
  • Liệu pháp miễn dịch trị mụn cóc: Áp dụng cho các loại mụn cóc cứng đầu, phương pháp tác động thẳng vào virus gây bệnh bằng một số hóa chất như diphencyprone (DCP) để loại bỏ mụn hoàn toàn.

>>> Xem thêm: Peel da trị mụn là gì? Có tốt và hiệu quả không? Những điều cần lưu ý

Liệu pháp y tế trị mụn cóc

Chữa mụn cóc bằng liệu pháp công nghệ cao (Nguồn: Internet)

 

Biện pháp phòng ngừa mụn cóc

Chủ động trong việc phòng ngừa sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan và hạn chế mụn cóc tái phát. Các biện pháp phòng ngừa bạn có thể áp dụng như:

  • Hạn chế tác động trên mụn cóc: gãi, cắt, cạy, nặn…
  • Bỏ thói quen cắn móng tay hoặc bóc lớp biểu bì da. 
  • Tránh chia sẻ khăn tắm, quần áo, dụng cụ cắt móng tay, dao cạo râu hoặc các vật dụng cá nhân khác. 
  • Không tiếp xúc với mụn cóc của người khác.
  • Ngăn ngừa mụn cóc sinh dục bằng cách tiêm vaccine HPV và sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Giữ cho bàn chân luôn khô ráo để ngăn chặn sự lây lan của mụn cóc. 
  • Đi dép xỏ ngón hoặc giày khi sử dụng phòng thay đồ công cộng, khu vực hồ bơi. 

Bên cạnh đó, người mắc mụn cóc cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu sự lây lan của mụn, và giúp mụn mau lành, chẳng hạn như:

  • Bổ sung trái cây tươi, rau và ngũ cốc vào chế độ ăn uống.
  • Thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là vào buổi tối để thúc đẩy chức năng miễn dịch và phục hồi. 

>>> Xem thêm: Bị mụn nên kiêng ăn gì? Những thực phẩm nên & không nên ăn khi bị mụn

Biện pháp phòng ngừa mụn cóc

Những lưu ý ngăn ngừa mụn cóc trên da (Nguồn: Internet)


Bài viết trên đã cung cấp kiến thức tổng quan về mụn cóc, bao gồm các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Mong rằng, những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn có được những cập nhật cần thiết để chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp của làn da một cách hiệu quả. Đừng quên theo dõi Eucerin.vn để cập nhập nhiều kiến thức chăm sóc da hữu ích và lựa chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp!

 

Tìm đại lý bán lẻ