Chứng tăng sắc tố da: Nám da – Nhận biết và điều trị tình trạng được gọi là "nám da do thai kỳ"

5 phút đọc
Xem thêm

Nám da là một dạng của chứng tăng sắc tố da xảy ra phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là trong và sau khi mang thai. Chúng có dạng như là các mảng da rộng tối màu trên mặt mặc dù các phần khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng nám da

Sắc tố sẽ quyết định màu mắt, màu tóc và màu da của con người. Một số các nhân tố bên trong và bên trọng như mặt trời, yếu tố di truyền học, sự thay đổi hooc môn, sự viêm da và tuổi tác có thể ảnh hưởng đến sự sản sinh sắc tố da. Sản sinh quá nhiều sắc tố dẫn đến chứng tăng sắc tố da, theo đó các hiện tượng các đốm da tối màu và làn da không đều màu xảy ra. Ít sản sinh sắc tố- giảm sắc tố da- có ảnh hưởng ngược lại- với các đốm da không màu phát triển ở vùng bị ảnh hưởng. 

Nám da là một dạng của chứng tăng sắc tố da xảy ra ở mặt, đặc biệt là ở hai má, đầu mũi, vùng trán và môi trên và thỉnh thoảng ở các phần khác của cơ thể như cẳng tay và các phần tiếp xúc nhiều với ánh nắng

Nám da xuất hiện như các mảng da đổi màu tối trên khắp mặt
Trong suốt thai kì hooc môn nội sinh thúc đẩy sự sản sinh sắc tố hắc tố.

Có 3 dạng nám da chính: nám da biểu bì, nám da trung bì và hỗn hợp. 

  • Nám da biểu bì ảnh hưởng đến lớp da trên cùng và chứng tăng sắc tố da thì màu nâu và có thể được đường viền của nó.
  • Nám da trung bì ảnh hưởng đến phần trung bì sâu hơn và được định rõ là các mảng da màu xanh xám.
  • Nám hỗn hợp (tổng hợp nám da biểu bì và trung bì) là các sắc tố mà nâu xám. Vì các sắc tố này sâu ở trung bì, nên loại nám da trung bì và hỗn hợp thì rất khó chữa. 

Nám da rất phổ biến ở phụ nữ- chỉ có 10% trường hợp đàn ông mắc phải- và 90% là phụ nữ mang thai.

Vì lý do đó mà bệnh này được biết như là "mặt nạ thai ki" (hay chloasma). Người thuộc mọi sắc tộc đều có thể mắc bệnh, trong đó những người có nước da tối màu thì dễ mắc hơn. Không giống như đồi mồi, nám da có thể biến mất sau thai kì hoặc lượng hooc môn nữ oestrogen giảm xuống.

Nếu các đốm sắc tố thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc bị ngứa hay chảy máu, cần đến gặp bác sĩ để xác định độ nguy hiểm

Nguyên nhân gây nên nám da?

Nám da được gây ra bởi sự sản sinh sắc tố quá mức. Trong khi tình trạng này xảy ra như là phản ứng của cơ thể lại sự thay đổi hooc môn, như là khi mang thai, khi uống thuốc tránh thai hay liệu pháp thay đổi hooc môn (HRT), thì những nhân tố khác như tiếp xúc với UV, yếu tố gia đình, độ tuổi và các loại thuốc chữa động kinh cũng có vai trò gây nên nám da. 

Melanocytes (các tế bào sản sinh sắc tố nằm ở lớp đáy của biểu bì) cũng làm gia tăng các sắc tố biểu bì gây nên nám da. 

Trong suốt thai kì, sự thay đổi hooc  môn bên trong cơ thể kích thích các melanocytes sản sinh ra nhiều sắc tố sắc tố hơn

Tyrosinase là loại enzym hình thành nên sắc tố và trong nhiều trường hợp nếu sự sản sinh sắc tố không được ngăn chặn, các đốm da tối màu sẽ xuất hiện.

Phụ nữ uống thuốc tránh thai hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hooc môn (HRT) cũng có thể bị nám da bởi vì cơ thể của họ cũng phải trải qua sự thay đổi hooc môn tương tự như những phụ nữ mang thai. 

Tiếp xúc với tia UV cũng là nguyên nhân gây nên và làm trầm trọng sự phát triển của nám da, do đó đối với những người có thiên hướng bị mắc bệnh hoặc những người có người nhà bị nám, cần tránh xa ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng có độ quang hóa cao để ngăn chặn sự sản sinh sắc tố.

Phương pháp điều trị nám da?

Có 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị nám da- loại bỏ vùng da bị đổi màu hay điều chỉnh sắc tố

Phương pháp loại bỏ

Liệu pháp laser là phương pháp điều trị khả thi cho chứng tăng sắc tố da. Hỏi bác sĩ da liễu để có nhiều thông tin hơn
Tẩy da hóa học các vùng da bị ảnh hưởng giúp mang lại làn da không khuyết điểm

Phương pháp loại bỏ được thực hiện bằng liệu pháp laser, ánh sáng cường độ lớn hay mặt nạ lột hóa học. Phương pháp này có thể mắc phải và có thể gây nên chứng tăng sắc tố da sau viêm. Các tác dụng phụ như viêm da, đau rát hay thậm chí là bỏng giộp. 

Liệu pháp Laser (Fraxel, Erbium YAG) và Ánh sáng có cường độ lớn (IPL).
Phương pháp này chính xác hơn là mặt nạ lột hóa học, sử dụng ánh sáng cường độ cao đốt vùng da bị ảnh hưởng, loại bỏ đi các tế bào da bị tăng sắc tố ở lớp da bề mặt (biểu bì) hay xâm nhập sâu và các lớp da sâu hơn (trung bì), phụ thuộc vào bệnh nghiêm trọng như thế nào. 

Tẩy da hóa học với AHA.
Phương pháp này sử dụng giải pháp axit (Glycol axit (AHA)) bôi lên vùng da bị bệnh để loại bỏ lớp da trên bề mặt. Quá trình này ban đầu sẽ gây ra các vết giộp. Một khi các vết giộp đã lành, làn da mới và đều màu sẽ được hiện ra ở bên dưới.

Phương pháp điều chỉnh

Để điều chỉnh được màu da, một số các sản phẩm chăm sóc da và dược phẩm đã được chế tạo trong những năm gần đây. Những sản phẩm này thường chứa một hoặc nhiều chất sau đây: 
 

  • Hydroquinone 2-4% (Rx)- một hợp chất tẩy trắng da hiệu quả đã bị cấm sử dụng trong các mỹ phẩm ở hầu hết các nước ở châu Âu vì chúng liên quan đến nguy cơ bị nhiễm độc rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn được dùng ở Mỹ, với tỉ lệ cao hơn (Rx>4%) khi dùng với chỉ định của bác sĩ và tỉ lệ thấp hơn (<2%) được dùng trong các loại thuốc không cần kê đơn.
  • Arbutin là thành phần quan trọng trong các sản phẩm làm trắng da ở châu A và là nguồn tự nhiên của hydroquinone. Mặc dù chúng yếu và ít hiệu quả hơn hơn hydroquinone được chế tạo công nghiệp, nhưng rất an toàn.
  • Glycotic Axit cũng được sử dụng bởi các bác sĩ da liễu để tẩy da hóa học, Glycolic axit là hợp chất hoạt tính trong nhiều loại kem chống chứng tăng sắc tố 
  • Kojic Axit. là sản phẩm phụ của quá trình làm rượu gạo, sake Nhật Bản. Là lựa chọn thiên nhiên nhưng chất này được xem là chất ngăn chặn quá trình sản sinh hắc tố da và bị cấm ở nhiều quốc gia. da.
  • Dẫn xuất vitamin C đã được chứng minh tương đối có tác dụng trong việc chống lại chứng tăng sắc tố da và được sử dụng kết hợp với các thành phần hợp tính khác,
  • Retinoic axit tương đối hiệu quả nhưng đều có thể gây tác dụng phụ bao gồm rát da và dẫn đến việc nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nghiêm trọng (là vấn đề nghiêm trọng với người mắc chứng tăng sắc tố da sau viêm). vì các liên hệ với trẻ sơ sinh nên phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng Retinoids axit.

    B - Resorcinol là một hoạt chất rất hiệu quả trong việc làm giảm sự sản sinh hắc tố- và cũng là thành phần hoạt tính của dòng sản phẩm Eucerin White Therapy.
  • B-Resorcinol đã được chứng minh lâm sàng là bắt đầu làm giảm các đốm da tối màu chỉ sau 4 tuần. Đây là một chất mạnh trong việc ngăn chặn tyrosinase (loại enzim hình thành sắc tố). Chất này không làm rát da và rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các dạng của chứng tăng sắc tố da, như là nám hay đồi mồi
Ngăn ngừa tyrosinase bằng B-Resorcinol điều chỉnh sự tổng hợp sắc tố
Sản phẩm Eucerin Bright ban ngày hay ban đêm được khuyên sử dụng đều đặn
Để có được hiệu quả có thể sử dụng sản phẩm Eucerin Even Bright Spot Corrector

Cũng như các phương pháp điều trị bằng thuốc, còn có nhiều cân nhắc khác khi kiểm soát nám da: 

Để ngăn ngừa chứng tăng sắc tố da, những  người có thiên hướng mắc bệnh cần sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có độ quang phổ rộng hàng ngày như là một bước trong quá trình rửa, làm sạch và chăm sóc da hàng ngày

Cần có thời gian để các phương pháp điều trị có hiệu quả- nhiều tuần chứ không phải và vài ngày- do đó cần kiên nhẫn và bền bỉ

Tư vấn bác sỹ da liễu hay dược sỹ của bạn nếu bạn gặp tình trạng tăng sắc tố da hay đốm đồi mồi

Các sản phẩm liên quan

Tìm đại lý bán lẻ