Bệnh vẩy nến – Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

5 phút đọc
Xem thêm

Bệnh vẩy nến là một căn bệnh ngoài da mãn tính, có xu hướng ngày càng trầm trọng thêm. Dạng bệnh vẩy nến thường xuyên xảy ra là gây nên các 'mảng' da có màu xám hoặc hồng khác nhau với lớp vảy bạc phủ lên. Các mảng này có thể gây nên chứng tăng sắc tố da. Các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện ở bât cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, chúng có xu hướng xuất hiện ở giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành, hoặc lúc lớn tuổi- khoảng 50- 60 tuổi.

Bệnh vẩy nến- dấu hiệu và triệu chứng

Các thương tổn vẩy nến thì khác về mặt sinh học so với hiện tượng da khô kinh điển- hay còn gọi là Xerosis, và được phân loại là erythrosquamous, có nghĩa là cả các mạch máu và lớp biểu bì nằm sâu bên dưới cũng bị ảnh hưởng . Qáu trình tái tạo các tế bào suy yếu là nguyên nhân gây nên các mảng da như vậy. Các nhân tố gây ra các sự suy giảm này là:

  • Các phản ứng chống viêm ở lớp hạ bì ở dưới và lớp biểu bì phía trên.
  • Tỉ lệ keratinocytes tăng lên (là loại tế bào nổi bật ở biểu bì).
  • Vòng sinh trưởng các tế bào da ngắn hơn.
  • Quá trình tróc vảy biến đổi (Sự tróc vảy là quá trình tự nhiên, khi đó lớp da ngoài cùng sẽ bị bong ra)

Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da mãn tính, được định rõ đặc điểm bởi các 'mảng' màu hồng, xám, được phân ranh giới rõ ràng.

Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da mãn tính, được định rõ đặc điểm bởi các 'mảng' màu hồng, xám, được phân ranh giới rõ ràng.

 

Các loại bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến Plaque (hay vẩy nến thông thường) là dạng bệnh xảy ra phổ biến nhất của bệnh vẩy nến, chiếm khoảng 80% trường hợp mắc bệnh. Chúng xuất hiện ở dạng các vết tổn thương màu đỏ, bị lồi lên và thường dẫn đến hiện tượng da bị viêm. Chúng cũng có thể bị bao phủ bởi một lớp vẩy màu bạc hoặc màu trắng. Những vết tổn thương này thì thường được thấy ở đầu gối, khuỷu tay hoặc phía dưới lưng.

Bị đỏ, phồng lên và bị viêm là các điểm đặc biệt của bệnh vẩy nến

Bị đỏ, phồng lên và bị viêm là các điểm đặc biệt của bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến Guttate được định rõ đặc điểm là 'các vết tổn thương lốm đốm', thường là các vết nhỏ màu đỏ xuất hiện trên cơ thể hoặc ở chân tay. Chúng thường không lồi lên như bị vẩy nến Plaque. Bệnh vẩy nến Guttate có thể xuất hiện lần đầu khi còn nhỏ hoặc trong những năm đầu khi mới trưởng thành, hoặc có thể xuất hiện đột ngột.

Bệnh vẩy nến Inverse xuất hiện là các mảng màu đỏ sáng, không sần sùi và láng bóng. Chúng thường được thấy ở các nếp gấp và các vùng da mềm như nách, háng, phía dưới ngực hay vùng mông. Những vùng này cũng có thể trở nên bị rát khi bị va chạm và/hoặc khi đổ mồ hôi.

Bệnh vẩy nến Pustular thường thấy ở người lớn, và được định rõ đặc điểm bởi các vết phỏng giộp có mủ trắng (không bị nhiễm trùng bởi vì chúng có chứa tế bào bạch cầu). Những vết phỏng giộp này có thể làm vùng da chung quanh đỏ lên, có thể giữ nguyên hoặc lan rộng ra.

Bệnh vẩy nến xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau với các đặc điểm khác nhau

Bệnh vẩy nến xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau với các đặc điểm khác nhau

Bệnh vẩy nến Erythrodermic là hiện tượng viêm da tự nhiên và do đó thường ảnh hưởng đến nhiều vùng da của cơ thể. Các vùng da bị đỏ và bong lớp vẩy ở diện rộng gây nên đau đớn và khó chịu.

 

Nguyên nhân gây nên bệnh vẩy nến

 

Di truyền học

Các nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp bị bệnh vẩy nến là do yếu di truyền, dựa vào tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến của các thành viên trong gia đình. Người ta cho rằng các gen di truyền thì liên kết với bệnh vẩy nến, nhưng nguyên nhân chính xác xảy ra điều đó thì vẫn chưa được tìm hiểu.

Bệnh vẩy nến có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái

Bệnh vẩy nến có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái

 

Sự nhiễm khuẩn

Sự nhiễm khuẩn thường liên quan đến sự phát triển của các triệu chứng vẩy nến. Vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn liên cầu, thường là các nguồn bệnh chính, và được liên kết với loại vẩy nến Guttate. Virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV), mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến, nhưng được biết là làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, nếu người bệnh đã bị mắc bệnh vẩy nến.

 

Căng thẳng

Áp lực tâm lí có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, trong nhiều trường hợp thì sẽ làm bùng phát bệnh.

Tránh căng thẳng bởi vì nó có thể gây nên các triệu chứng

Tránh căng thẳng bởi vì nó có thể gây nên các triệu chứng

 

Thuốc

Một số loại thuốc ví dụ như là lithium, thuốc chống sốt rét, thuốc chống đau tim có ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh vẩy nến. Việc ngưng sử dụng đột ngột thuốc thoa tại chỗ với liều mạnh hoặc ngưng uống thuốc có chứa corticosterids có thể gây triệu chứng " tái bùng phát', bệnh trở nên nghiêm trọng và biến chứng sang dạng bệnh vẩy nến với các vết bỏng giộp có mủ.

 

Các lựa chọn liệu pháp điều trị

Các liệu pháp chữa trị tại chổ bệnh vẩy nến bao gồm là các chất có chứa thuốc làm mềm, chất dưỡng ẩm, hoạt chất keratolytic và cortisosteroids.

Các sản phẩm dưỡng ẩm và làm mềm da thì rất có ích trong giai đoạn làm dịu và thuyên giảm bệnh trạng vẩy nến. Trong suốt giai đoạn đầu chai cứng, hoạt chất Keratolytic rất có ích, và có thể được sử dụng kết hợp với kem dưỡng ẩm và thuốc làm mềm da. Chât corticosteroids thì lúc nào cũng hiệu quả, tuy nhiên, không nên sử dụng chất này thường xuyên trong thời gian dài, nó có thể làm tái bùng phát bệnh (làm trầm trọng thêm bệnh)

Da phải được giữ ẩm. Khuyến khích sử dụng dưỡng ẩm bổ sung.

Da phải được giữ ẩm. Khuyến khích sử dụng dưỡng ẩm bổ sung.

Thuốc làm mềm da thường được dùng để làm lớp sừng mềm hơn và giảm các vẩy ở bề mặt. Đây là sản phẩm thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Chúng hoạt động hiệu quả bằng cách tạo nên các màng hút, làm giảm lượng nước bị mất do bay hơi khỏi da, làm bề mặt của da, hay lớp sừng được cấp nước đầy đủ.

Các chất dưỡng ẩm là thuốc làm mềm da có chứa các nhân tố giữ ẩm tự nhiên (NMFs). NMFs làm lớp sừng được cấp nước đầy đủ vì NMFs có khả năng giữ nước. Các chất dưỡng ẩm nâng cao còn chứa có hoạt chất như Gluco-glycerol, làm tăng lượng nước ở lớp da sâu phía dưới bằng cách kích hoạt hệ thống dưỡng ẩm tự nhiên của da và cung cấp nước cho các lớp da phía trên.

Nhiều sản phẩm dưỡng ẩm nâng cao có chứa các hoạt chất làm tăng sự hấp thu nước

Nhiều sản phẩm dưỡng ẩm nâng cao có chứa các hoạt chất làm tăng sự hấp thu nước

Cần sử dụng các chất dưỡng ẩm và làm mềm da thường xuyên và liên tục khi da đã dịu nhẹ hoặc đang bùng phát bệnh.

Thoa dầy lớp kem có khả năng hấp thu nước và thuốc mỡ thì tốt hơn là dùng dung dịch dưỡng da dạng mỏng, vì các chất này mang lại hiệu quả cao hơn .

Chất đại diện Keratolytic rất hiệu quả trong việc làm giảm các mảng vẩy nến vì hiệu quả làm bong các vùng bị chai. Axit Salicylic là chất hiệu quả nhất của hợp chất keratolytic, và hiệu quả nhất đối với các mảng da vẩy nến dày.

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp cho làn da khô, tốt hơn là không có mùi để tránh gây rát da

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp cho làn da khô, tốt hơn là không có mùi để tránh gây rát da

Urea là một chất phổ biến sử dụng chất đại diện keratolytic, và cũng bao gồm nhiều chất dưỡng ẩm, ví dụ như sản phẩm Eucerin Urea, và một phần NMFs và giúp giữ nước cho da.

Corticosteroids có chứa đặc tính kháng viêm

Corticosteroids có chứa đặc tính kháng viêm

Các biện pháp điều trị như thuốc làm mềm da, chất dưỡng ẩm, và các chất đại diện keratolytic thì rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh vẩy nến. Chúng khuyến khích sự hiệu quả của liệu pháp thuốc được sử dụng vào cơ thể.

Vitamin D cũng thường được dùng như biện pháp chữa các bệnh vẩy nến mãn tính.

Các sản phẩm liên quan

Tìm đại lý bán lẻ