Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?

Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Cần lưu ý gì?

5 phút đọc
Xem thêm

Nặn mụn xong có nên rửa mặt không là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong quá trình điều trị. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, có khả năng quyết định đến hiệu quả cải thiện mụn và phục hồi làn da tổn thương. Trong bài viết dưới đây, Eucerin sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho bạn, cùng một số lưu ý cơ bản để chăm sóc da mụn đúng cách, cùng tham khảo để thực hiện nhé!

Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?

Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Câu trả lời là không nên rửa mặt ngay sau khi nặn mụn vì nền da lúc này cũng vô cùng nhạy cảm và dễ kích ứng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên thoa một lớp dung dịch PHA kết hợp dưỡng ẩm dịu nhẹ để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, duy trì lớp dưỡng chất cũng như cải thiện tổn thương trên da sau nặn mụn hiệu quả.

Nặn mụn xong có nên rửa mặt  không?

Không nên rửa mặt ngay sau khi vừa mới nặn mụn (Nguồn: Sưu tầm)

 

Có nên nặn mụn không?

Theo lời khuyên từ chuyên gia da liễu, bạn không nên tự ý nặn mụn khi không hiểu rõ về kỹ thuật thực hiện. Thói quen này có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cho da, chẳng hạn như:

  • Nặn mụn sai cách sẽ làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da tự nhiên, nguy cơ để lại sẹo mụn vĩnh viễn.
  • - Nặn mụn viêm chứa mủ có nguy cơ làm lây lan nhiễm trùng sang các vùng da khác, tạo nên các đợt bùng phát mụn nghiêm trọng hơn.
  • - Nặn mụn sẽ làm chậm quá trình phục hồi vết thương trên da, khiến tình trạng mụn kéo dài dai dẳng.
  • - Quá trình nặn mụn có thể vô tình làm đẩy nhân mụn ẩn sâu hơn bên dưới da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm mụn nổi rõ hơn hoặc gây viêm nghiêm trọng.
  • - Nặn mụn có thể dẫn đến hình thành các vết sưng tấy, đóng vảy trên bề mặt da, từ đó làm tăng nguy cơ gây sẹo lõm và tình trạng thâm mụn nghiêm trọng.

Nặn mụn sai kỹ thuật có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho làn da

Nặn mụn sai kỹ thuật có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho làn da (Nguồn: Sưu tầm)

 

Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Lưu ý khi chăm sóc

Nặn mụn xong nên làm gì? Eucerin tổng hợp một số lưu ý quan trọng trong vấn đề chăm sóc da sau nặn mụn giúp ngừa thâm và sẹo mụn tối đa, bạn nên cân nhắc để thực hiện đạt hiệu quả cao:

Lưu ý ngày đầu tiên sau khi nặn mụn

Những nguyên tắc và thói quen tích cực sau đây sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương trên da diễn ra thuận lợi:

  • Không sờ tay lên mặt: Sau khi nặn mụn, bạn tuyệt đối không nên sờ tay lên mặt. Lúc này, bề mặt da xuất hiện rất nhiều vết thương hở, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và lây lan. Nếu bạn liên tục sờ tay lên mặt, tỷ lệ nhiễm trùng, bùng phát mụn càng tăng cao.
  • - Không bôi các sản phẩm dưỡng da/ trang điểm quá dày: Các loại mỹ phẩm, chăm sóc da thường chứa các hạt phấn nhỏ, dễ dàng luồn lách vào sâu bên trong vết thương để gây nhiễm trùng. Nếu bạn lạm dụng những sản phẩm này, lỗ chân lông sẽ có nguy cơ bị tắc nghẽn, dẫn đến nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Vậy nên, điều quan trọng là không nên trang điểm trong ngày đầu tiên sau nặn mụn, hạn chế sử dụng serum, kem dưỡng da nếu không có chỉ định từ chuyên gia da liễu.
  • - Không nên tập thể dục: Sau khi nặn mụn, lỗ chân lông trên da sẽ nở to để tạo điều kiện hấp thụ dưỡng chất. Đây chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn xâm nhập, khiến tình trạng tổn thương và thâm sẹo trở nên nghiêm trọng hơn.
  • - Rửa mặt nhẹ nhàng bằng muối sinh lí: Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Sau khi nặn mụn, bạn tuyệt đối cần tránh xa các sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn, thành phần tẩy tế bào chết, se khít da. Thay vào đó, bạn nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh, sát khuẩn nhẹ nhàng, giúp hạn chế để lại thâm sẹo tối đa.
  • - Không dùng máy rửa mặt: Tác động vật lý từ máy rửa mặt có thể khiến tình trạng tổn thương trên da càng thêm trầm trọng.

Không nên dùng máy rửa mặt ngay ngày đầu tiên sau nặn mụn

Không nên dùng máy rửa mặt ngay ngày đầu tiên sau nặn mụn (Nguồn: Sưu tầm)

 

Lưu ý ngày 2-3 sau khi nặn mụn

  • Không tẩy tế bào chết: Thói quen tẩy tế bào chết ngay sau 2 - 3 ngày nặn mụn sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da tự nhiên, dẫn đến viêm nhiễm. Nhiều sản phẩm chăm sóc da mặt hiện nay đều có bổ sung thành phần tẩy da chết, người dùng lưu ý nên tìm hiểu kỹ để tránh sử dụng. Giải pháp thay thế lý tưởng là dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với nền da nhạy cảm.
  • - Tránh ánh nắng mặt trời: Làn da sau khi nặn mụn rất dễ bị tổn thương trước tác động của tia UV. Do đó, sau khoảng 2 - 3 ngày điều trị, bạn nên che chắn thật kỹ khi ra ngoài, đặc biệt là lúc tham gia hoạt động thể chất ngoài trời. Điều quan trọng là luôn luôn thoa kem chống nắng để tăng hiệu quả bảo vệ da tối ưu. Theo đó, bạn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm cho da nhạy cảm, khả năng chống nắng phổ rộng, có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
  • - Không lạm dụng thuốc trị mụn: Sau khi nặn mụn, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị, ngoại trừ trường hợp được chuyên gia da liễu chỉ định. Việc sử dụng sai thuốc có thể hiến tình trạng tổn thương càng thêm nghiêm trọng.

Không lạm dụng thuốc trị mụn sau 2 - 3 ngày nặn mụn

Không lạm dụng thuốc trị mụn sau 2 - 3 ngày nặn mụn (Nguồn: Sưu tầm)

 

Lưu ý 4-7 ngày sau khi nặn mụn

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng, sau khi nặn mụn 4 - 7 ngày, da đã lành hẳn và hoàn toàn có thể chăm sóc như bình thường. Tuy nhiên, thói quen này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại cho da. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần cân nhắc: 

  • Không tự ý thực hiện đan xen các biện pháp điều trị khác lên da mặt, việc tác động liên tục trên da có thể khiến tình trạng tổn thương bị kéo dài dai dẳng, nguy cơ để lại sẹo rất cao.
  • - Sau 4-7 ngày nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Luôn luôn ưu tiên sử dụng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, có bảng thành phần lành tính để tránh gây kích ứng cho vùng da tổn thương.
  • - Tuyệt đối tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa xà phòng, hương liệu, cồn,... vì rất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.

Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa xà phòng sau 4 - 7 ngày nặn mụn

Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa xà phòng sau 4 - 7 ngày nặn mụn (Nguồn: Sưu tầm)

 

Hướng dẫn nặn mụn đúng kỹ thuật giúp hạn chế thâm sẹo

Nếu bạn vẫn muốn thực hiện phương pháp nặn mụn tại nhà, nên tìm hiểu và tuân theo các bước sau đây để đảm bảo an toàn cho da, tránh gây tổn thương cũng như thâm sẹo:

  • Bước 1 - Chuẩn bị các dụng cụ lấy mụn và sản phẩm làm sạch, sát trùng cần thiết: Tăm bông, bông tẩy trang, khăn bông khổ lớn, bao tay.
  • - Bước 2 - Làm sạch da và tẩy trang: Thấm dung dịch tẩy trang vào bông tẩy trang để loại bỏ sạch lớp trang điểm, kem chống nắng, dầu nhờn, bụi bẩn bám sâu trong lỗ chân lông.
  • - Bước 3 - Xông mặt bằng nước ấm: Dùng khăn bông trùm lên đầu để đảm bảo hơi ấm không thoát ra ngoài, hơ mặt trực tiếp trên thau nước với khoảng cách an toàn là 3cm. Đây là bước làm mềm da, kích thích giãn nở lỗ chân lông, nới lỏng liên kết trong nhân mụn để hỗ trợ bước lấy mụn về sau diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế tổn thương da tối đa.
  • - Bước 4 - Sát khuẩn trước khi lấy mụn: Thấm ướt bông tẩy trang bằng Povidine hoặc nước muối sinh lý và lau toàn bộ khuôn mặt để sát trùng, ngăn vi khuẩn gây hại cho da cũng như hạn chế thâm mụn hình thành sau khi nặn.
  • - Bước 5 - Lấy nhân mụn bằng tăm bông: Đeo bao tay y tế, dùng tăm bông lấy sạch các nhân mụn đã gom cồi, có thể nhờ người khác giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn khi tự thực hiện. Thao tác nặn mụn nên nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước hoặc tổn thương da.
  • - Bước 6 - Sát khuẩn sau khi lấy mụn: Dùng povidine và nước muối để sát trùng vết thương hở, ngăn vi khuẩn phát triển để lại thâm sẹo.
  • - Bước 7 - Thoa dung dịch PHA: PHA là dung dịch tẩy tế bào chết dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm, đang bị tổn thương, kích ứng. Sản phẩm giúp kiểm soát khuẩn tối ưu, hỗ trợ làm khô cồi mụn và rút ngắn thời gian điều trị.
  • - Bước 8 - Thoa dưỡng ẩm: Sau khi dùng dung dịch PHA, bạn tiếp tục thoa serum HA lên da để bổ sung độ ẩm, giúp da luôn căng bóng và mịn màng. 

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, bạn tốt nhất không nên tự ý nặn mụn tại nhà, nên liên hệ với các đơn vị thẩm mỹ uy tín để được điều trị đúng cách. Các chuyên gia da liễu với kỹ năng chuyên môn dày dặn sẽ áp dụng kỹ thuật lấy nhân mụn phù hợp, đảm bảo không gây tổn thương cho da. Mỗi loại mụn tương ứng (đầu trắng, đầu đen, mụn viêm,...) đều cần những quy trình xử lý riêng biệt, sử dụng bộ dụng cụ vô trùng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn. 

Bác sĩ da liễu cũng có thể tiêm Corticosteroid vào các nốt mụn để đẩy nhanh quá trình chữa lành và giảm nguy cơ hình thành sẹo. Đặc biệt, trường hợp mụn kích thước lớn, mụn bọc, mụn viêm sưng đau đòi hỏi phải sử dụng kim hoặc dụng cụ vô trùng để mở nốt mụn, hút sạch dịch bên trong. Nếu bạn thực hiện tại nhà, nguy cơ hình thành sẹo sẽ rất cao, thậm chí còn gây tổn thương da nghiêm trọng.

Lấy nhân mụn đúng kỹ thuật để tránh tổn thương và để lại thâm sẹo

Lấy nhân mụn đúng kỹ thuật để tránh tổn thương và để lại thâm sẹo (Nguồn: Sưu tầm)

 

Bài viết trên đây đã đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho bạn về vấn đề nặn mụn xong có nên rửa mặt không. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm mới để xây dựng quy trình chăm sóc da đúng chuẩn cho da mụn. Đừng quên ghé Eucerin để tham khảo vô vàn sản phẩm skincare tốt nhất nhé!

 

Tìm đại lý bán lẻ