Làn da cơ thể nhạy cảm – Hiểu các nguyên nhân và làm thế nào để bảo vệ làn da nhạy cảm trên cơ thể

5 phút đọc
Xem thêm

Làn da cơ thể có thể trở nên nhạy cảm vì nhiều lý do, từ các nhân tố môi trường như sự biến động nhiệt độ đến các nhân tố bên trong như sự thay đổi hooc môn. Ngoài 1 số trường hợp mãn tính, tình trạng nhạy cảm xuất hiện không thể nào đoán trước được, vào bất kì thời gian nào trong đời của mỗi người, ở bất kì nơi nào trên cơ thể và rất quan trọng để hiểu rằng "làn da nhạy cảm không phải là bệnh". 

Không có phương pháp nào thực sự chữa trị làn da nhạy cảm, nhưng nó có thể bị kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu thông qua việc hiểu biết. Để chăm sóc tình trạng của da được hiệu quả, cần hiểu "ngôn ngữ" của da cùng với các nguyên nhân gây ra làn da nhạy cảm và các nhân tố làm da trở nên tồi tệ hơn.

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng

Làm thế nào để nhận biết làn da nhạy cảm trên cơ thể?

Sự mềm mại và độ đàn hồi của làn da khỏe mạnh thì được duy trì bởi hàng rào chức năng tự nhiên của da, bảo vệ da khỏi các nhân tố bên ngoài và hạn chế sự mất nước quá mức. Nồng độ axit nhẹ là yếu tố quan trọng của chức năng này, hỗ trợ quá trình bốc hơi nước hay bong tróc da chết và bảo vệ da chống lại các nhân tố như ô nhiễm, vi khuẩn và các chất gây dị ứng.

Làn da khỏe mạnh có hàng rào bảo vệ tự nhiên, hạn chế sự mất nước và bảo vệ tầng da phía dưới khỏi các chất kích thích

Các triệu chứng được dẫn đến bao gồm: 

  • Da đóng vảy
  • Da bị đỏ
  • Sưng phồng và 
  • Sần sùi 

cùng với một số cảm giác không thể nhìn thấy được ví dụ: 

  • Ngứa
  • Cảm giác kiến bò 
  • Cảm giác da nóng và 
  • cảm giác căng da.
Da lòng bàn tay rất dễ trở nên nhạy cảm vì hàng rào bảo vệ da dễ bị tổn thương
Người phụ nữ đang kiểm tra da đầu của cô ấy

Nếu các triệu chứng không được giải quyết, chúng có thể khiến làn da bị nứt nẻ. Các vùng da rộng của da như tay, chân, các vùng ngực và vai, khuỷu tay, bắp chân và đầu gối thi dễ bị tổn thương và nhạy cảm do việc tắm nước nóng, các sản phẩm chăm sóc da xù xì, phơi nắng, đổ mồ hôi khi chơi thể thao hoặc do máy điều hòa.

Một số vùng cơ thể thì có xu hướng bị tác động như trên, bao gồm lòng bàn tay, nơi thiếu hụt các chất cần thiết để duy trì hàng rào bảo vệ của da, có nghĩa là vùng này ít được bảo vệ khỏi các ảnh hưởng bên ngoài. Thường xuyên rửa tay với xà phòng có tính kiềm cũng làm hao mòn đáng kể nồng độ pH tự nhiên. Hàng rào chức năng bị suy yếu dẫn tới sự xuất hiện các phản ứng nhạy cảm, gây ra bệnh chàm, viêm da xuất hiện như các vết bỏng giộp, khô da và nứt nẻ.

Vùng da đầu thường có xu hướng bị nhạy cảm, với khoảng 60% phụ nữ và 40% đàn ông phải trải qua các triệu chứng bao gồm da mẩn đỏ, căng và ngứa. Có bằng chứng chứng minh sự viêm da thì liên quan đến da đầu nhạy cảm. Tìm hiểu thêm về các triệu chứng và nguyên nhân gây ra da đầu nhạy cảm. 

Da ở các vùng đặc biệt thì khác so với các vùng khác của cơ thể và có nhiều hàng rào bảo vệ ở vùng này. Nếu chúng bị tác động bởi sự làm sạch quá mức, làn da có thể trở nên dễ bị tổn thương, ngứa, khó chịu và thậm chí là nhiễm trùng.

Các sự thay đổi vì da bị kéo căng- thông qua quá trình mang thai, tăng cân hay lớn vọt lên- có thể gây ra các vết rạn, chúng cũng có thể rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Chúng thường xuất hiện ở ngực, bụng và vùng đùi, bắp vế.

Các tình trạng da khác có triệu chứng tương tự, tuy nhiên nguyên nhân của chúng- và giải pháp thì khác nhau

Vùng ngực có thiên hướng bị dị ứng bởi mặt trời và có thể trở nên ngứa và đỏ.
Có thể tạo ra các Aquaporins mới trong ống nghiệm thông qua các thành phần hoạt tính như Gluco-glycerol.

Mặt trời là nhân tố gây dị ứng, có thể dẫn đến tình trạng da trở nên đỏ và ngứa. Tuy nhiên, các triệu chứng này thì thường được đi kèm với các vết bỏng rộp, mụn mủ và các vết phát ban. Vùng da dễ bị ảnh hưởng là vùng da dưới cánh tay, lòng bàn tay và vùng ngực. Các chất gây dị ứng này, bao gồm Polymorphous Light Eruptions (PLE), tương đối phổ biến và được gây ra bởi tia UV. Kem chống nắng cũng có thể là một nhân tố. Đọc thêm về PLE và các nhân tố gây dị ứng từ mặt trời khác.

Làn da thiếu nước là da không được khỏe mạnh, thiếu độ ẩm bởi vì sự suy yếu của các Aquaporins hoặc các kênh protein- những chất kiểm soát sự vận chuyển nước vào và ra các tế bào. Có thể tạo nên các Aquaporins mới trong ống nghiệm thông qua các thành phần hoạt tính như Gluco-glycerol.

Làn da khô có thể phải chịu nhiều triệu chứng, từ căng da cho đến da đóng vảy và mẩn đỏ. Các triệu chứng này thường đi kèm với ngứa dữ dội. Giống như với làn da nhạy cảm, da khô thường xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở tay, chân, đầu gối và khuỷu tay. Tình trạng này được gây nên bởi sự sụt giảm độ ẩm- các chất kết nối hoặc các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs), đặc biệt là urea.

Làn da thiếu nước và da khô có thể cũng trở nên nhạy cảm.

Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng da mà bạn đang mắc phải, tiến hành cuộc kiểm tra da của chúng tôi có thể hữu ích. Hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu để có chẩn đoán chính xác

Các Nguyên Nhân Và Điều Kiện Bộc Phát

Các nguyên nhân làm làn da trở nên nhạy cảm là gì?

Hệ thống bảo vệ tự nhiên

Làn da có nhiều hệ thống tự nhiên giúp bảo vệ và giữ da khỏe mạnh. Trên bề mặt da là lớp màng hydrolipid bao gồm nước, các axit béo và lipids. Chúng có độ pH xấp xỉ 5, hơi có tính axit và bảo vệ cơ thể khỏi các sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác động có tính kiềm, ví dụ từ xà phòng. Chúng cân bằng các chất có tính kiềm bằng cách sử dụng các chất được gọi là buffer, đảm bảo độ cân bằng axit được tái tạo và giữ vững.
Lớp màng hydrolipid nằm trên lớp da đầu tiên của biểu bì, được biết như lớp sừng hay stratum corneum. Lớp này được hình thành từ lipids và các tế bào, cùng nhau tạo nên hàng rào có thể thấm được. Nó cũng có độ pH trung bình là 5, khuyến khích các quá trình:

  • Quá trình tróc tế bào chết trên da.
  • Hình thành nên các hàng rào bảo vệ da. 
  • Tối ưu hóa chức năng của các enzim.

Tất cả các hệ thống này đều dựa vào hoạt động của enzim, chất thúc đẩy các sự phản ứng hóa học, giữ da luôn ẩm và mềm mại và bảo vệ da khỏi các chất kích thích. Tuy nhiên, ở làn da nhạy cảm, hoạt động của chất này bị hạn chế, dẫn đến sự mất nước quá mức và sự xâm nhập của các chất kích thích thông qua da.

 

 

Lớp sừng (stramtum corneum) hình thành nên lớp trên cùng của biểu bì, bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân bên ngoài

Lòng bàn tay là trường hợp cụ thể nơi mà da mỏng hơn các chỗ khác trên cơ thể. Sự tụt giảm số lượng của tuyến bã nhờn cung cấp ít mồ hôi và lipids để tạo nên lớp màng hydrolipid hơn. Tiếp xúc với nhiều nhân tố bên ngoài làm cho tay bị khô rất nhanh và trở nên rất nhạy cảm.

Tối ưu hóa chức năng của các enzim

Sự thay đổi hooc môn có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng của da đối với các chất gây kích thích
Cọ xát quá nhiều trong lúc tắm có thể gây khô da và nhạy cảm, gây tổn thương các hàng rào bảo vệ da
  • Mặc dù làn da nhạy cảm có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, nhưng nó đặc biệt phổ biến lúc nhỏ và khi lớn tuổi. Ở cả 2 giai đoạn này trong đời, làn da mỏng hơn và các hàng rào bảo vệ da hoạt động ít hiệu quả hơn, có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng độ pH và tăng nguy cơ mất nước của da. Làn da của trẻ sơ sinh thì đặc biệt nhạy cảm ở các nếp gấp của da, và xung quanh vùng kín. Đọc thêm về làn da ở các độ tuổi khác nhau.
  • Sự thay đổi hooc môn do chu kì kinh nguyệt, quá trình mang thai, dậy thì và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng của da đối với các chất kích thích. Ví dụ, trong khi mang thai, rất phổ biến xảy ra các vết rạn da, gây đỏ và đau.
  • Các tình trạng da khác nhau có thể được đi kèm với sự nhạy cảm với các chất gây kích thích, bao gồm bệnh chàm atopic và da khô.
  • Tương tự, những người phải chịu các chất gây dị ứng loại 1 cũng dẫn đến tình trạng da nhạy cảm, do sự xâm nhập của phấn hoa thông qua da.

Các tác nhân bên ngoài làm làn da cơ thể nhạy cảm

Khí hậu lạnh có thể làm tổn thương đến lớp màng hydrolipid của da, khiến da trở nên nhạy cảm
Các loại dược phẩm cụ thể có thể làm da nhạy cảm hơn mặc dù tình trạng này có thể là tạm thời
  • Tiếp xúc với độ ẩm thấp và khí hậu lạnh khuyến khích cơ thể duy trì nhiệt bằng cách co rút các mạch máu ở da, giảm độ ẩm cần thiết do đó da có thể dễ dàng bị khô và đóng vẩy. 
  • Nhiệt độ và độ ẩm cao làm cơ thể đổ mồ hôi nhiều, sau đó sẽ bay hơi và làm khô da.
  • Các gốc tự do được tạo thành bởi các tia UV, ozone và ô nhiễm môi trường làm sức đề kháng của da yếu đi, khiến da trở nên khô và bị kích ứng. Tìm hiểu thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến làn da.
  • Các phương pháp điều trị y học như là chữa bệnh bằng tia X và thuốc kháng sinh có thể làm da nhạy cảm, và gây tổn hại sau đó đến các vi khuẩn có lợi như Lactobacilli.
  • Các loại xà phòng và các chất hoạt tính bề mặt không những loại bỏ các bụi bẩn mà còn loại các lipids quan trọng bảo vệ da, dẫn đến sự mất cân bằng nồng độ pH và làm da bị kích ứng.

Các Nhân Tố Tác Động

Các tác nhân làm tăng sự nhạy cảm của da

Ngoài một số các nguyên nhân làm da trở nên nhạy cảm, còn có nhiều các tác nhân làm tình trạng của da trở nên tồi tệ hơn. Do đó rất khó để xác định nhân tố riêng lẻ nào gây nên sự bùng phát tình trạng này

Các loại vải như len, có thể làm da đổ mồ hôi, dẫn đến sự mất nước quá mức
Tiếp xúc quá mức với các chất hóa học có thể làm trầm trọng các triệu chứng của da nhạy cảm

Các loại vải không thấm, tổng hợp có thể làm da đổ mồ hôi nhiều, dẫn đến sự mất nước quá mức. 

Trong một số trường hợp, tay có thể phải tiếp xúc với nhiều chất hóa học cả ở nơi làm việc và ở nhà. Ví dụ, thợ cắt tóc, người xây dựng và công nhân có thể phải tiếp xúc với axit, kiềm và dung môi trong các hoạt động từ ngày này sang ngày khác.

Sử dụng thường xuyên các sản phẩm dưỡng ẩm và làm sạch với độ pH mang tính kiềm đòi hỏi khả năng trung hòa của da quá nhiều, làm da dễ bị kích ứng và nhiễm trùng. Các chất hoạt tính bề mặt (surfactants) như là sodium lauryl sulphate có thể làm tổn thương cấu trúc lớp sừng và làm suy yếu hàng rào của da. Kết quả là, da trở nên khô ráp.

Tiếp xúc lâu với nước làm tăng tính thấm của làn da khỏe mạnh thông qua sự sụt giảm các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên cũng như là các lipids ở bề mặt. 

Trong một số các trường hợp, sự chà xát có thể làm tăng độ nhạy cảm của da thông qua sự mất các lipids ở bề mặt da. Điều này có thể do khi lau khô da với khăn tắm hay sử dụng bàn chải và xơ mướp.

Các Giải Pháp

Khắc phục tình trạng da nhạy cảm

Ngăn chặn sự tái diễn

Tình trạng da nhạy cảm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nên quan trọng là tìm cách phòng ngừa.

Luôn luôn sử dụng kem chống nắng dành riêng cho làn da nhạy cảm

Bảo vệ làn da khỏi ánh sáng mặt trời có thể làm giảm mức độ da bị nhạy cảm. Tốt nhất là nên tránh mặt trời từ 11h sáng đến 3h chiều, và mặc các loại quần áo bảo vệ. Điều này rất quan trọng đối với trẻ em dưới 3 tuổi. Lựa chọn kem chống nắng không chứa các chất gây kích ứng da, như hương liệu và dùng trước khi ra ngoài ít nhất 30 phút, bôi lại sau mỗi 2 giờ.

Điều chỉnh quy trình làm sạch da hàng ngày bằng cách hạn chết thời gian tắm và sử dụng nước ấm thay vì nước nóng.

Lựa chọn các loại quần áo làm bằng chất liệu tự nhiên thay vì tổng hợp. Chúng đặc biệt thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng da ở vùng kín.

Che phủ cũng có thể bảo vệ tay khỏi các chất độc hại- sử dụng găng tay khi tiếp xúc với các chất hoạt tính bề mặt, chất tẩy và các chất gây kích thích khác.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn với các loại thực phẩm giàu chất chống ô xi hóa có thể làm da khỏe mạnh. Bao gồm các loại trái cây màu vàng và cam, rau lá xanh, cá- đặc biệt là cá hồi, quả hạch. Đọc thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến da.

Tăng cường cơ chế tự bảo vệ của da

Ở làn da nhạy cảm, hoạt động của các enzim thường bị hạn chế, làm hàng rào bảo vệ da bị suy yếu. Nghiên cứu cho thấy một số các thành phần nguồn gốc tự nhiên có thể giúp thúc đẩy enzim bắt đầu bảo vệ cơ thể trở lại. Trong số đó là:   

  • Dexpanthenol, một dẫn xuất của vitamin B, kích thích quá trình tái tạo da. Nó làm chức năng bảo vệ tự nhiên của da mạnh lên, giữ da khỏe và có độ đàn hồi tốt. Hoạt chất này cũng được biết là có thể làm nhanh quá trình liền da và làm mới da.
  • Glycerin, chât thẩm thấu và gắn kết với nước, giúp dưỡng ẩm cho da.
  • pH5 Citrate Buffer phục hồi nồng độ pH tự nhiên của da. Và kết quả là hoạt động của các enzim của da có thể trở lại bình thường và sự cân bằng của da được xây dựng lại.


Các loại dầu thực vật tự nhiên, tinh khiết như là dầu Hạnh nhân, Jojoba có chứa Linoleic Axit, một axit  béo chưa bão hòa, giúp hàng rào chức năng của da mạnh lên. Nếu sử dụng để mát xa thường xuyên, nó có thể kích thích sự lưu thông máu và làm tăng độ đàn hồi của da.

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da

Các thành phần hoạt tính ví dụ như Dexpanthenol và Glycerin đều hoạt động hiệu quả dưới bề mặt da
Eucerin In-Shower Body Lotion có thể được sử dụng trên da ướt, trong khi tắm.

Khi lựa chọn các sản phẩm làm sạch da, dưỡng ẩm và chăm sóc da dành cho làn da nhạy cảm, quan trọng nhất là tránh các sản phẩm có chứa các chất gây kích thích như là các chất tạo màu. Hơn thế nữa, một sản phẩm thật hiệu quả là sản phẩm hoạt động không những trên bề mặt da mà còn ở dưới da. Với làn da nhạy cảm, cần sử dụng các sản phẩm đã được chứng minh là có tác dụng lâu dài.

Như là một phần của qui trình ngăn ngừa, sử dụng chất làm sạch da dịu nhẹ để tắm thường xuyên sau đó là sử dụng dung dịch dưỡng hay dầu dưỡng hàng ngày từ sản phẩm Eucerin's Sensitive Skin thì rất có ích, sản phẩm có tổng hợp các thành phần hoạt tính DexpanthenolGlycerin, giúp kích hoạt sự phòng thủ tự nhiên của da. 

Bài viết liên quan

Thay đổi quản lý cookie

Tìm đại lý bán lẻ